19006172

 Hưởng 100% khi đóng BHYT 5 năm liên tục

Hưởng 100% khi đóng BHYT 5 năm liên tục

Chào anh chị, trên thẻ BHYT của tôi có ghi thởi điểm đủ 5 năm liên tục là tháng 10/08/2022. Vậy từ thời điểm 10/8/2022 là tôi được BHYT 100% đúng không ạ hay còn cần điều kiện gì khác không ạ, vì thẻ BHYT của tôi là thẻ của Doanh nghiệp. Và nếu được hưởng 100% thì tôi cần phải làm thủ tục gì không?



BHYT 5 năm liên tục

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

c) 100% chi phí khám bệnh; chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến”.

Theo quy định trên, điều kiện hưởng quyền lợi 100% BHYT sau khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên như sau:

+ Có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên;

+ Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong năm – từ thời điểm đủ 5 năm liên tục; lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương với 8.940.000 đồng; do mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng);

+ Đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, trên thẻ BHYT của bạn có ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục là tháng 10/08/2022. Vậy từ tháng 10/08/2022 chưa được hưởng ngay quyền lợi 100% (vẫn chỉ được hưởng 80%) mà cần đáp ứng them điều kiện: Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong năm – từ thời điểm đủ 5 năm liên tục lớn hơn 8.940.000 đồng và đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.

Sau khi đủ các điiều kiện hưởng chế độ BHYT 5 năm liên tục thì để được hưởng chế độ, bạn cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Theo Quyết định 896/QĐ-BHXH, thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Bản chính các Hóa đơn, Biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT (5% hoặc 20%) của người bệnh kể từ đầu năm.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế có nhu cầu sử dụng Hóa đơn, Biên lai bản chính vào mục đích khác, bộ phận một cửa của cơ quan BHXH chụp Hóa đơn, Biên lai và ký xác nhận trên bản chụp, trả bản chính cho người tham gia BHYT; Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế làm thất lạc Hóa đơn, Biên lai bản chính thì nộp bản chụp Hóa đơn, Biên lai hoặc bản chụp Hóa đơn, Biên lai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người có thẻ bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh hoặc Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh (theo Mẫu số 01/BV, 02/BV);

– Thẻ BHYT (bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu) và một trong các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ (Giấy Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu, Thẻ Đảng viên, Thẻ Công an nhân dân, Thẻ quân nhân, Thẻ đoàn viên công đoàn, Thẻ học sinh, Thẻ sinh viên, Thẻ cựu chiến binh, Giấy phép lái xe hoặc một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ khác) nếu thẻ BHYT chưa có ảnh .

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT (bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện).

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Thời hạn giải quyết:

– 01 ngày làm việc: Có quá trình tham gia BHYT chỉ trên địa bàn một tỉnh hoặc trên thẻ BHYT có ghi thời điểm đủ 05 năm liên tục.

– 05 ngày làm việc: Chỉ khám, chữa bệnh nội tỉnh, trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả hoặc người tham gia BHYT nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.

– 10 ngày làm việc: Có khám chữa bệnh ở ngoại tỉnh, trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả hoặc người tham gia bảo hiểm y tế nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.

Bước 04: Bạn đến nhận kết quả giải quyết theo Giấy hẹn

– Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm;

– Trường hợp không được cấp giấy chứng nhận thì kết quả là văn bản trả lời của cơ quan BHXH có nêu rõ lý do.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
luatannam