19006172

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trình báo về việc tìm kiếm việc làm

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trình báo về việc tìm kiếm việc làm

Luật sư cho em hỏi chút ạ. Em đi học đại học hết 4 năm nhưng nợ môn chưa lấy được bằng. Sau đó em đi làm và đóng bảo hiểm xã hội đến nay là được 13 tháng. Giờ em đã nghỉ làm và ngưng đóng BHXH. Giờ em tiếp tục đi học nốt để lấy bằng (học trong khoảng 3 tháng) thì em có đủ điều kiện hưởng BHTN không ạ. Và nếu được hưởng thì hàng tháng em có phải đến trình báo về việc tìm kiếm việc làm không ạ. Em cảm ơn!



Trình báo về việc tìm kiếm việc làmTư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với bấn đề của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ Điều 49 Luật việc làm số 38/2013/QH13 quy định:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết”.

Theo đó, điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng 24 tháng trước khi nghỉ việc đối với loại hợp đồng có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đủ 12 tháng trở lên trong khoảng 36 tháng đối với loại hợp đồng có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thất nghiệp trừ một số trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;…

Như vậy, nếu bạn đã đóng được 13 tháng, chấm dứt hợp đồng đúng quy định của pháp luật và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc thì bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai, về trình báo về việc tìm kiếm việc làm

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 

2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: 

a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; 

b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; 

c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ; 

d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề; 

đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng”.

Trình báo về việc tìm kiếm việc làm

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Theo đó, trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp trình báo về việc tìm kiếm việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền hoặc trường hợp bất khả kháng; đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề; thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.

Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên thì bạn sẽ không phải trình báo về việc tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp này, bạn tiếp tục tham gia học để hoàn thành chương trình đại học nên vẫn phải thực hiện trình báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Trình báo về việc tìm kiếm việc làm vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam