Hướng dẫn về điều chỉnh lương hưu cho nữ năm 2023
Cho tôi hỏi năm 2023 đã tăng tuổi nghỉ hưu của nữ hay chưa? Nếu chưa thì đến 2023 này vợ tôi đủ 56 tuổi và đóng được 31 năm bảo hiểm thì được hưởng bao nhiêu %? Vợ tôi có được hưởng chính sách điều chỉnh lương hưu cho nữ theo nghị định 153 năm 2018 của Chính phủ không? Tôi cám ơn nhiều!
- Không phải mua thẻ bảo hiểm y tế cho người về hưu
- Cách tính bình quân tiền lương tháng để hưởng lương hưu?
Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ năm 2023
Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019 (sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”
Như vậy, kể từ năm 2021 thì quy định về tăng tuổi nghỉ hưu mới chính thức có hiệu lực và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 55 tuổi 4 tháng và 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam. Năm 2023, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 56 tuổi và lao động nam là 60 tuổi 9 tháng. Theo lộ trình tiến tới 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Thứ hai, về mức hưởng lương hưu của vợ bạn
Căn cứ Khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.
Bạn cho biết đến năm 2023 vợ bạn đủ 56 tuổi và đóng được 31 năm BHXH. Đối chiếu các quy định nêu trên thì bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu và được hưởng lương hưu theo tỷ lệ sau đây:
– 15 năm đầu được tính là 45%;
– 16 năm tiếp theo được tính là 2% x 16 = 32%.
Tổng các tỷ lệ trên là 77%. Tuy nhiên, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa theo quy định là 75%.
Tóm lại, vợ bạn được hưởng lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Và thời gian đóng bảo hiểm xã hội vượt quá mức hưởng 75% sẽ được tính hưởng trợ cấp một lần theo Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Theo đó, chỉ cần đóng 30 năm đóng BHXH vợ bạn đã có thể hưởng tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Tuy nhiên, vợ của bạn đã đóng được 31 năm BHXH. Vì vậy, với 1 năm đóng BHXH xã hội cao hơn so với quy định; vợ của bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Thứ ba, về vấn đề điều chỉnh lương hưu cho nữ năm 2023 theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP
Căn cứ quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định 153/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006″.
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng”.
Theo đó, Nghị định 153/2018/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2021; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng. Trong khi đó, vợ của bạn đã đóng được 31 năm bảo hiểm xã hội mà lại về hưu vào năm 2023. Vì thế, vợ của bạn không thuộc trường hợp được hưởng chính sách điều chỉnh lương hưu cho nữ năm 2020 theo Nghị định này.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ hưu trí 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Một số thay đổi về chế độ hưu trí trong năm 2023
- Cách làm tròn số tháng đóng bảo hiểm để rút BHXH một lần
- Mức hưởng chế độ thai sản trường hợp lao động nữ sinh đôi như thế nào?
- Mang thai ngoài tử cung được hưởng chế độ thai sản không?
- Mốc tuổi để tính tỷ lệ giảm trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
- Hồ sơ hưởng thai sản cho lao động nữ thực hiện biện pháp mang thai hộ