Hướng dẫn việc đóng BHYT cho nhóm đối tượng hộ gia đình mới nhất
Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những ai? Xác định đối tượng đóng, mức đóng và giảm trừ mức đóng BHYT theo hình thức hộ gia đình theo quy định mới như thế nào? Tôi nghe nói pháp luật bao hiểm y tế có quy định mới về vấn đề này đúng không? Xin cảm ơn rất nhiều.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Hướng dẫn việc đóng BHYT cho nhóm đối tượng hộ gia đình mới nhất đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”
Như vậy, theo quy định trên thì nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được xác định bao gồm những đối tượng sau đây:
+) Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
+) Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
+) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Thứ hai, hướng dẫn việc đóng BHYT cho nhóm đối tượng hộ gia đình mới nhất
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn việc đóng BHYT cho nhóm đối tượng hộ gia đình mới nhất như sau:
“Điều 4. Xác định đối tượng đóng, mức đóng và giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình
1. Việc xác định đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP căn cứ vào một trong các giấy tờ sau đây:
a) Đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Đối với người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú.
2. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được thực hiện ngay từ người thứ hai trở đi có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc trong danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều này tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.”
Như vậy, đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành cần căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành khi tham gia BHYT hộ gia đình.
Đối với người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội cần căn cứ theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú.
Và ngoài ra, việc giảm trừ mức đóng BHYT khi tham gia theo hình thức hộ gia đình được thực hiện ngay từ người thứ hai trở đi có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc trong danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội.
Trên đây là bài viết về vấn đề Hướng dẫn việc đóng BHYT cho nhóm đối tượng hộ gia đình mới nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đã mua BHYT hộ gia đình thì có phải mua tiếp tại nơi làm không?
Mua bảo hiểm y tế không cùng đợt có được giảm giá không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Đã nộp hồ sơ thì thời điểm được nhận trợ cấp thất nghiệp là khi nào?
- Nộp hồ sơ hưởng BHTN thì sau bao nhiêu ngày được sử dụng thẻ BHYT
- Đang mắc bệnh ung thư muốn nhận BHXH một lần phải có giấy tờ gì
- Thủ tục đăng ký bảo hiểm lần đầu cho quán ăn
- Bằng cách nào có thể biết thẻ Bảo hiểm y tế còn hay hết hạn?