Hưởng lương hưu trước tuổi khi có thời gian đóng BHXH tự nguyện?
Tôi là nữ năm nay 48 tuổi đã đóng BHXH bắt buộc được 18 năm ở công ty. Bây giờ tôi nghỉ việc đóng BHXH tự nguyện thêm 2 năm để đủ 20 năm. Sau đó tôi có được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để xét hưởng lương hưu trước tuổi không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Đóng BHXH tự nguyện có được nghỉ hưu sớm trước tuổi không?
- Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về hưởng lương hưu trước tuổi khi có thời gian đóng BHXH tự nguyện; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, chế độ hưu trí khi vừa đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;”
Theo quy định này, nếu có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc. Trường hợp của bạn có 18 năm đóng BHXH bắt buộc nên điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH tự nguyện.
Thứ hai, về điều kiện hưởng lương hưu theo chính sách BHXH tự nguyện:
Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:
…
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.“
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định này, trong năm 2023 thì lao động nữ cần đủ 56 tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo BHXH tự nguyện; và không có chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.
Kết luận:
Bạn có 18 năm đóng BHXH bắt buộc thì không thể đi giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng hưu trí; do đó bạn cần đóng ít nhất đủ 20 năm BHXH và đến năm đủ tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu. Hoặc bạn tham gia BHXH bắt buộc thêm 2 năm nữa thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo BHXH bắt buộc; lúc này bạn có thể đi giám định suy giảm khả năng lao động để nghỉ hưu sớm.
Trên đây là bài viết về vấn đề hưởng lương hưu trước tuổi khi có thời gian đóng BHXH tự nguyện? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
- Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Nếu còn vấn đề thắc mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Điều chỉnh ngày tháng năm sinh trên sổ bảo hiểm xã hội
- Nghỉ việc trái pháp luật có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- Rút BHXH 1 lần khi thị thực cho định cư 1 năm
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động có cần giấy xác nhận của công an xã không?
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để làm hồ sơ hưởng BHXH một lần