Hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động được quy định thế nào? Mình đóng bảo hiểm thất nghiệp được 9 năm và nghỉ việc từ giữa tháng 9. Ra tết là mình sẽ đi xuất khẩu lao động, vậy mình nên chờ về nước mới lấy trợ cấp hay là cứ lấy luôn nhỉ? Được hưởng bao nhiêu tháng thất nghiệp và mức % hưởng tính như thế nào? Mong các bạn hỗ trợ tư vấn! Xin cám ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, Hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Như vậy, dẫn chiếu quy định trên đến trường hợp của bạn, bạn có thể lựa chọn 01 trong các phương án sau:
Phương án 01:
Trong thời hạn 3 tháng kể từ bạn chấm dứt hợp đồng, bạn phải nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, bạn đang hưởng TCTN mà đi xuất khẩu lao động thì bạn phải chấm dứt hưởng TCTN. Và khi đó thời gian đóng BHTN tương ứng với thời gian còn lại mà bạn chưa nhận TCTN thì sẽ không được bảo lưu.
Phương án 2:
Căn cứ Điều 45 Luật việc làm năm 2013 thì thời gian bạn đóng BHTN mà chưa hưởng thì sẽ được bảo lưu. Và bạn có thể không nộp hồ sơ hưởng TCTN lần này; thời gian đóng 9 năm của bạn vẫn được bảo lưu; sau khi đi xuất khẩu lao động về bạn có thể đóng tiếp bảo hiểm ở 1 công ty mới. Khi bạn nghỉ việc và đủ điều kiện nhận TCTN thì sẽ được hưởng tiền ứng với thời gian đóng ở cả 2 công ty. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Thứ hai, số tháng hưởng và mức hưởng TCTN
Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.“
2. Thời gian hưởngtrợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng“.
Theo đó, thời gian hưởng TCTN được tính như sau:
+ Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp
+ Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, bạn có 9 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng bạn được hưởng 4 tháng TCTN. Mức hưởng hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Nếu có vấn đề gì vướng mắc về Hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động; xin vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
->Thời gian và thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Nghỉ ngang ở công ty thì có được chốt sổ bảo hiểm để hưởng một lần không?
- Thủ tục cần thiết để nghỉ hưu trước tuổi đối với lao động nữ
- Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên cổng thông tin điện tử
- Xác định thời điểm đủ 01 năm để nhận tiền BHXH một lần
- Chi phí khám chữa bệnh đối với người đang điều trị mà thẻ BHYT hết hạn