19006172

Hưởng xong trợ cấp thất nghiệp thì cần làm thủ tục gì để chốt sổ BHXH?

Hưởng xong trợ cấp thất nghiệp thì cần làm thủ tục gì để chốt sổ BHXH?

Xin chào tổng đài, cho tôi hỏi, tôi hưởng TCTN xong rồi thì cần làm thủ tục gì để chốt sổ BHXH? Tôi hưởng thất nghiệp ở TP.HCM. Sau khi hưởng thất nghiệp xong, tôi có thể rút BHXH một lần luôn được không, tôi nghỉ việc từ 25/8/2019 và đã đóng được 10 năm BHXH. Tôi xin cảm ơn.



làm thủ tục gì để chốt sổ BHXH

Tổng đài tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, hưởng xong trợ cấp thất nghiệp thì cần làm thủ tục gì để chốt sổ BHXH?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 33. Cơ quan BHXH tỉnh/huyện

3. Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ

3.1. Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do Bộ phận một cửa, Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng/Tổ chế độ BHXH chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu với dữ liệu quản lý thu, sổ – thẻ.

g) Thực hiện xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN khi nhận được Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp; xác nhận lại thời gian đóng BHXH, BHTN chưa hưởng khi nhận được Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp,…”

Căn cứ theo Phiếu Giao nhận hồ sơ số 629/…./SO về hồ sơ chốt sổ bao gồm:

1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)

2. Sổ BHXH (tờ bìa sổ hoặc sổ 24/46 trang) và các tờ rời sổ BHXH kèm theo.

3. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có). Áp dụng đối với trường hợp kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa tiếp tục tham gia BHXH, BHTN có nhu cầu bảo lưu thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

Như vậy, sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn chuẩn bị tờ khai theo mẫu TK1-TS, sổ bảo hiểm xã hội và quyết định hưởng TCTN đến cơ quan BHXH cấp quận huyện để xác nhận việc bạn đã hoàn tất việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cắt quá trình BHTN đã hưởng và bảo lưu quá trình đóng BHTN chưa hưởng.

Thứ hai, nghỉ việc xong có rút bảo hiểm xã hội 1 lần luôn được không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Theo đó, pháp luật chỉ cho phép người lao động rút BHXH ngay sau khi nghỉ việc khi đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH; định cư nước ngoài; mắc bệnh hiểm nghèo. Nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì bạn phải chờ 1 năm sau khi nghỉ việc, tức là sau ngày 25/8/2020 bạn mới có thể làm hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề hưởng xong trợ cấp thất nghiệp thì cần làm thủ tục gì để chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bảo lưu số tháng chưa hưởng TCTN theo quy định hiện hành

Thủ tục bảo lưu sau khi hưởng xong TCTN mà vẫn còn tháng lẻ

luatannam