Chế độ ốm đau dài ngày khi hết hợp đồng
Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được gần 2 năm. Ký hợp đồng 1 năm/lần với công ty. Tháng 9/2020 tôi đi điều trị lao phổi nên đang xin nghỉ dài hạn, tháng 1/2021 là hết hạn hợp đồng với công ty. Vậy cho tôi hỏi tôi được hưởng chế độ ốm đau như thế nào? Nếu tôi không ký hợp đồng tiếp thì có được hưởng bảo hiểm xã hội trong thời gian điều trị bệnh không và nếu thế thì cần thủ tục như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.
- Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày hàng tháng
- Nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày có phải đóng BHXH, BHYT?
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau…”
Ngoài ra theo thông tin bạn cung cấp, bạn phải điều trị bệnh lao phổi và theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT) thì bệnh lao là bệnh điều trị dài ngày. Do đó, thời gian hưởng chế độ ốm đau của bạn được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày với thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm theo Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
– 180 ngày điều trị: mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Từ ngày 181 trở đi: mức hưởng bằng 50% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp của bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị bệnh dài ngày và thời gian hưởng là khoảng thời gian bạn phải nghỉ việc để điều trị, tối đa bằng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Đến tháng 1/2021 hợp đồng lao động của bạn kết thúc, nếu không kí tiếp hợp đồng lao động thì bạn không còn thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vì theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động chỉ được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để điều trị bệnh. Khi đó, bạn chỉ được bảo hiểm chi trả trong khoảng thời gian điều trị từ tháng 9/2020 đến khi hết thời hạn hợp đồng là tháng 12/2020.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau được xác định như thế nào?
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không có quyết định nghỉ việc có được hưởng BHTN không?
- Đóng được hơn 20 năm BHXH thì hưởng tối đa mấy tháng TCTN?
- Số tiền đồng chi trả khi tham gia BHYT 5 năm liên tục được hiểu thế nào?
- Vợ chồng có được cùng nghỉ chăm con ốm năm 2021?
- Hồ sơ rút tiền BHXH một lần khi đóng tự nguyện dưới 1 năm năm 2023