Khám bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám BHYT
Khám bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám BHYT? Tôi đi khám chữa bệnh ở một bệnh viện nhưng bệnh viện đó không nhận thẻ bảo hiểm y tế của tôi. Tôi có hỏi lí do thì bệnh viện trả lời rằng bệnh viện không có ký hợp đồng khám bệnh BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội. Bệnh viện còn trả lời rằng tôi có thể tự đi thanh toán lại phần chi phí với cơ quan bảo hiểm. Tôi không biết như vậy có đúng không? Mong trả lời giúp!
- Khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
- Quyền lợi khi khám chữa bệnh tại cơ sở không chấp nhận thẻ BHYT
- Chi trả bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về thanh toán BHYT khi bệnh viện không ký hợp đồng khám BHYT; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;”
Theo đó, khi bạn đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì sẽ không được thanh toán bảo hiểm y tế tại bệnh viện mà trường hợp này, bạn phải thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bạn tham gia bảo hiểm y tế. Bởi vậy, việc bệnh viện không chi trả bảo hiểm y tế cho bạn là đúng quy định của pháp luật.
Khi bạn đi thanh toán trực tiếp, mức quyền lợi của bạn được xác định theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
– Điều trị ngoại trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 223.500 đồng;
– Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 745.000 đồng;
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương: 1.490.000 đồng;
– Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương: 3.725.000 đồng.
Vậy, bạn sẽ không được thanh toán lại đúng theo mức hưởng bảo hiểm y tế của bạn mà tùy từng trường hợp bạn đi khám, chữa bệnh ở tuyến nào, bạn sẽ được thanh toán lại tối đa theo mức hưởng quy định nêu trên.
Ngoài ra, bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu thanh toán trực tiếp. Thời hạn bạn được giải quyết là trong vòng 40 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: bệnh viện không ký hợp đồng khám BHYT; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quá hạn nhận thất nghiệp xin công ty quyết định thôi việc khác được không?
- Công ty không bồi thường cho người bị TNLĐ bị xử phạt thế nào?
- Trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
- Lao động nữ có con mất sau sinh có được nghỉ dưỡng sức?
- Có được hưởng dưỡng sức sau sinh khi con chưa đủ 6 tháng tuổi?