Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế khác tỉnh được không?
Cho mình hỏi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế khác tỉnh được không? Mình có thẻ BHYT tham gia theo đối tượng người mới đi làm việc ở công ty thì mức hưởng BHYT như thế nào? Mình có nơi khám chữa bệnh ban đầu ở Bắc Ninh nhưng lại muốn ra bệnh viện Đại học Y để khám chữa bệnh nên muốn tìm hiểu xem có được hưởng BHYT hay không? Nếu mình có nhu cầu muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu sang 1 bệnh viện khác thì có được không? Hồ sơ làm như thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế khác tỉnh được không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức hưởng BHYT của người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 :
“Điều 12. Đối tượng tham gia BHYT
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”
Theo đó, khi bạn tham gia BHYT theo đối tượng là người lao động mới đi làm việc ở công ty thì bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.
Thứ hai, Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế khác tỉnh được không?
Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, người tham gia BHYT có thể dùng BHYT để khám, chữa bệnh tại tỉnh khác và vẫn được BHYT chi trả trong một số trường hợp nhất định.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu là ở Bắc Ninh nhưng lại muốn ra Bệnh viện Đại học Y là bệnh viện Đa khoa tuyến Trung ương để khám, chữa bệnh. Do vậy, bạn vẫn được hưởng 40% chi phí điều trị đúng tuyến nếu phải điều trị nội trú. Còn trường hợp chỉ thăm khám thông thường hoặc điều trị ngoại trú, bạn phải tự trả toàn bộ viện phí của mình. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách xác định đâu là bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Theo quy định trên thì bạn có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT nhưng chỉ được làm hồ sơ thay đổi vào đầu mỗi quý trong năm. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến trung ương
Thứ tư, về hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).”
Hồ sơ đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bao gồm các giấy tờ sau:
+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+) Thẻ bảo hiểm y tế.
+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) của đơn vị.
Trên đây là bài viết về vấn đề Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế khác tỉnh được không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế khác tỉnh được không; bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế của tỉnh khác
- Thời hạn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?
- Hồ sơ thai sản khi sinh con ở nước ngoài và thời gian chi trả là bao lâu?
- Điều kiện và mức hưởng chế độ ốm đau năm 2023
- Mức hỗ trợ của nhà nước khi tham gia BHYT cho học sinh năm 2021
- Người được nhận trợ cấp tuất hàng tháng sẽ được nhận trợ cấp đến lúc nào?