19006172

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân thay cho BHYT

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân thay cho BHYT

Chào tổng đài tư vấn! Tôi nghe bạn tôi nói là đi khám, chữa bệnh giờ không phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy nữa mà chỉ cần đem thẻ căn cước công dân có gắn chip đi khám, chữa bệnh là được. Tuy nhiên, hôm nay tôi đi khám, chữa bệnh thì bệnh viện vẫn yêu cầu tôi xuất trình thẻ bảo hiểm y tế giấy. Mong anh, chị giải đáp giúp tôi là có dùng thẻ căn cước công dân gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế được không?



Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân thay cho BHYT đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ Công văn số 931/BYT-BH năm 2022 của Bộ Y Tế hướng dẫn thí điểm việc triển khai khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân có gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế có đoạn như sau:

Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).

2. Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp:

– Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID;

– Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).

3. Đối với người bệnh chưa được cấp CCCD có gắn chíp: Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).

Bộ Y tế đề nghị đồng chí Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tạm thời tại Công văn này. Bộ Y tế sẽ thống nhất với Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sớm có tài liệu hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật hoặc hàm API (nếu có), để các đơn vị thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Theo những hướng dẫn trên của Bộ Y Tế thì hiện tại việc khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm  y tế mới chỉ đang thí điểm tại một số cơ sở khám, chữa bệnh chứ chưa triển khai rộng khắp trên cả nước.

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chip tại TP.HCM đã được thí điểm triển khai ở nhiều bệnh viện công lập và tư nhân. Thống kê sơ bộ đến ngày 3 – 4 đã có 35/59 bệnh viện công lập áp dụng, bệnh viện tư nhân đã có 15/65 bệnh viện áp dụng.

Một số bệnh viện đã áp dụng khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân có gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế như bệnh viện Nhân Dân Gia Định, bệnh biện quận 11,… Trước khi khám, chữa bệnh, người đang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế có thể liên hệ trước với bệnh viện nơi mình muốn tới khám, chữa bệnh để biết cơ sở y tế đó có áp dụng việc khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân có gắn chip hay chưa.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân thay cho BHYT, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam