Khám, chữa bệnh khi quân nhân phục viên say rượu
Các bạn tư vấn cho tôi hỏi về: Khám, chữa bệnh khi quân nhân phục viên say rượu. Tôi là quân nhân chuyên nghiệp đã có 20 năm phục vụ trong lực lượng quân đội. Hiện nay tôi đã phục viên.
Trong một lần đi nhậu, tôi có bị say rượu và bị ngã xe. Khi đi vào bệnh viện khám, chữa bệnh, tôi có đề nghị bên phía bệnh viện giảm tiền viện phí nhưng được bên phía bệnh viện trả lời là bệnh của tôi là do việc say rượu gây ra nên sẽ không được bên phía bệnh viện xem xét giảm tiền viện phí.
Không biết trong trường hợp của tôi, bên phía bệnh viện trả lời tôi như vậy có đúng không?
- Các trường hợp được miễn tiền viện phí của quân nhân phục viên
- Các trường hợp quân nhân phục viên không được miễn giảm viện phí
- Hồ sơ khám chữa bệnh của quân nhân phục viên tại bệnh viện quân y
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về khám, chữa bệnh khi quân nhân phục viên say rượu; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 107/2016/TT-BQP Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong bộ quốc phòng đã về phục viên
“3. Quân nhân phục viên thuộc một trong các trường hợp sau đây, không được miễn hoặc giảm tiền viện phí:
a) Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình;
b) Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia;
c) Do dùng chất ma túy;
d) Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức;
đ) Bị thương tích do vi phạm pháp luật“.
Như vậy, nếu thuộc vào một trong các trường hợp bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình, do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia, do dùng chất ma túy, bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức, bị thương tích do vi phạm pháp luật thì quân nhân chuyên nghiệp khi phục viên sẽ không được xem xét miễn, giảm tiền viện phí khi đi thực hiện khám, chữa bệnh.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong trường hợp của bạn, bạn nói là bạn là quân nhân chuyên nghiệp đã có 20 năm phục vụ trong lực lượng quân đội, hiện đã phục viên. Trong một lần đi nhậu, bạn có bị say rượu và bị ngã xe. Khi đi vào bệnh viện khám, chữa bệnh, bạn có đề nghị bên phía bệnh viện giảm tiền viện phí nhưng được bên phía bệnh viện trả lời là bệnh của bạn là do việc say rượu gây ra nên sẽ không được bên phía bệnh viện xem xét giảm tiền viện phí. Như vậy, trường hợp của bạn thuộc vào điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 107/2016/TT-BQP. Do vậy, câu trả lời của bên phía bệnh viện là đúng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Khám, chữa bệnh khi quân nhân phục viên say rượu.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức chi trả của bảo hiểm y tế với đối tượng có mã thẻ QN5
Hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế đối với học viên Công an nhân dân
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Công ty cũ không trả sổ bảo hiểm phải làm thế nào?
- Có 02 sổ BHXH phải làm thủ tục gộp sổ BHXH không?
- Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần cùng lúc không?
- NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 có được hưởng lương hưu?
- Có được hưởng chế độ thai sản khi công ty nợ tiền bảo hiểm?