Khám chữa bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT?
Tôi muốn hỏi về: Khám chữa bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Tôi có một vấn đề cần anh chị tư vấn: Tôi có thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng người lao động. Nay tôi muốn đi khám ở một bệnh viện tư nhân không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vì tôi nghe nói bệnh viện này dịch vụ rất tốt. Nhưng nếu tôi sang đó khám bệnh thì tôi có được hưởng bảo hiểm y tế như đi các bệnh viện có hợp đồng khám chữa bệnh với bảo hiểm y tế không? Xin cảm ơn!
- Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
- Có được thanh toán chi phí tại bệnh viện không ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Khám chữa bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, chúng tôi xin trả lời cho bác như sau:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:
“2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;”
Do đó, nếu như bạn đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì bạn vẫn được quỹ bảo hiểm thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, khi bạn đi khám chữa bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì mức chi trả mà quỹ bảo hiểm y tế chi trả trực tiếp cho bạn sẽ thấp hơn mức quyền lợi mà bạn được hưởng khi đi khám chữa bệnh tại nơi có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, căn cứ theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức thanh toán trực tiếp như sau:
+ Điều trị ngoại trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 223.050 đồng;
+ Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 745.000 đồng;
+ Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương: 1.490.000 đồng;
+ Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến trương ương và tương đương: 3.725.000 đồng.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Lưu ý: Hồ sơ thanh toán lại căn cứ theo Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:
+) Giấy đề nghị thanh toán chi phí theo mẫu Bảo hiểm xã hội ban hành;
+) Thẻ BHYT và chứng minh nhân dân;
+) Giấy ra viện;
+) Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).
Ngoài ra, bạn có thể vui lòng tham khảo thêm bài viết:
Quyền lợi khi khám chữa bệnh tại cơ sở không chấp nhận thẻ BHYT?
Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Khám chữa bệnh tại bệnh viện không ký hợp đồng khám chữa bệnh. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách tính lương hưu hàng tháng khi nghỉ trước tuổi
- Mức quyền lợi bảo hiểm y tế của người sống ở vùng đặc biệt khó khăn
- 7 ngày nghỉ khi vợ sinh con phải phẫu thuật có tính ngày chủ nhật?
- Quy định trong thời gian bao lâu thì có thể lãnh được BHXH 1 lần
- Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ chế độ thai chết lưu?