Nội dung câu hỏi:
Em mua BHYT hộ gia đình có nơi KCB ban đầu là bệnh viện huyện của Tỉnh Đăk Lăk nhưng hiện em đang ở TP. HCM, em đi KCB ở bệnh viện quận Tân Phú thì có được hưởng bảo hiểm y tế hay không? Em muốn chuyển nơi KCB ban đầu vào TP.HCM thì có được không và thủ tục như thế nào? “Em xin cám ơn!
- Chuyển nơi ở có được thay đổi nơi KCB ban đầu không?
- Có thể thực hiện thay đổi nơi KCB ban đầu vào thời điểm nào?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Khám chữa bệnh tại bệnh viện Tân Phú được hưởng BHYT không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Như vậy, nơi đăng ký KCB ban đầu của bạn là bệnh viện tuyến huyệnở tỉnh, bạn tự đi KCB ở bệnh viện quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh thì bạn vẫn được hưởng quyền lợi BHYT với mức cao nhất vì đã thông tuyến bệnh viện quận/huyện trên toàn quốc. Khi tới khám, chữa bệnh tại bệnh viện Tân Phú, bạn vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế 80% như đi khám, chữa bệnh đúng tuyến vì bạn đang tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Ở tỉnh khác muốn chuyển nơi KCB ban đầu vào TP.HCM được không?
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;”
Như vậy, theo quy định pháp luật, người tham gia BHYT được quyền thay đổi nơi đăng ký nơi KCB ban đầu. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn có thể thay đổi nơi đăng ký KCB từ Tỉnh Đăk Lăk sang TP. HCM.
Lưu ý, thời điểm có thể thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu là tháng đầu tiên của mỗi quý, tức là tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mới nhất
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu.
Về hồ sơ căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 610…/THE thì hồ sơ thay đổi nơi đăng kýKCB ban đầu gồm những giấy tờ như sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).
+) Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Bên cạnh đó, người có yêu cầu thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu cần chuẩn bị thêm chứng minh nhân dân/căn cước công dân để xuất trình khi tới làm thủ tục.
Bước 2. Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu.
Về địa điểm nộp hồ sơ căn cứ Khoản 8 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
“8. Sửa đổi, bổ sung Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 3 như sau:
“3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu.”
Như vậy, bạn có thể nộp hồ sơ thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu tới trực tiếp cơ quan BHXH cấp quân/huyện nơi đang cấp thẻ BHYT cho bạn. Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho bạn.
Bước 3. Nhận kết quả giải quyết của thủ tục thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu.
– Trường hợp người có yêu cầu nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tới theo đúng lịch hẹn trên phiếu hẹn trả kết quả và nhận thẻ bảo hiểm y tế mới.
– Trường hợp người có yêu cầu đã đăng kí nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công thì kết quả sẽ được gửi về địa chỉ đã đăng kí nhận kết quả.
* Về thời gian giải quyết hồ sơ căn cứ tiết 2.2 Khoản 2 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, trong trường hợp đổi lại thẻ BHYT do thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu thì thời gian để cơ quan BHXH cấp đổi lại thẻ cho bạn tối đa không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.•
Để biết chi tiết hơn về quy định này, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại nơi tạm trú
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế
- Hồ sơ thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu như thế nào?
- Năm 2021 nếu đóng BHXH đủ 6 tháng thì có được hưởng thai sản không?
- Hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi nhận trẻ mồ côi về nuôi
- Năm 2023 có được nhận tiền BHXH một lần khi chỉ đóng được 9 tháng không
- Chăm sóc con ốm trong thời gian báo trước khi nghỉ việc có được giải quyết không?
- Hướng dẫn điền mục thai sản mẫu 01B-HSB trường hợp lao động nữ sinh con