Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân khi có thẻ BHYT?
Tôi muốn hỏi về: Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân khi có thẻ BHYT? Chồng tôi làm công nhân ở công ty chuyên về sản xuất vỏ xe, làm được 11 năm. Nay chồng tôi bị bệnh và đang điều trị mổ ruột thừa tại một bệnh viện tư nhân. Khi đó chúng tôi sử dụng bảo hiểm y tế, mà đến nay chúng tôi đã đóng tiền nhập viện gần 10 triệu. Vậy bảo hiểm y tế chi trả như thế nào và chúng tôi được hưởng quyền lợi như thế nào?
- Mức thanh toán lại BHYT khi KCB tại bệnh viện tư?
- Khám chữa bệnh ở bệnh viện tư có được BHYT thanh toán chi phí ?
- Khám ở bệnh viện tư có được hưởng BHYT không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn: Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân khi có thẻ BHYT, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn đang điều trị mổ ruột thừa tại bệnh viện tư nhân, nhưng bạn không nêu rõ bệnh viện tư nhân mà chồng bạn đang chữa trị có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hay không nên chúng tôi chia hai trường hợp tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp 1: Bệnh viện tư nhân không có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung năm 2014 về các trường hợp được thanh toán lại:
“2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;“
Theo đó, khi chồng bạn điều trị tại bệnh viện tư nhân không ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì bạn sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí theo hình thức thanh toán trực tiếp. Mức thanh toán trực tiếp được quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018NĐ-CP mức hưởng tối đa cụ thể như sau:
+ Điều trị ngoại trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 223.500 đồng;
+ Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 745.000 đồng;
+ Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương: 1.490.000 đồng;
+ Điều trị nội trú tại tuyến trung ương và tương đương: 3.725.000 đồng.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp 2: Bệnh viện tư nhân có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Căn cứ vào điểm đ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
+ Khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến huyện: được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh thuộc danh mục được quỹ bảo hiểm y tế chi trả;
+ Khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh: được thanh toán 48% chi phí điều trị nội trú thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Từ ngày 01/01/2021 bạn có thể điều trị nội trú trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng tối đa mức quyền lợi.
+ Khám chữa bệnh trái tuyến trung ương: 32% chi phí điều trị nội trú thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả.
Ngoài ra, bạn có thể vui lòng tham khảo thêm bài viết:
Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT
Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Trên đây là tư vấn của pháp luật về: Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân khi có thẻ BHYT. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động nên giải quyết thế nào khi có 2 sổ bảo hiểm?
- Chế độ tử tuất khi vừa đóng BHXH bắt buộc vừa đóng BHXH tự nguyện
- Có cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi sai số chứng minh nhân dân?
- Truy thu đóng BHXH cho giám đốc doanh nghiệp từ năm 2016
- Tiền nghỉ dưỡng sức sau khi hút thai bệnh lý năm 2023 là bao nhiêu?