Khám chữa bệnh trái tuyến không có thẻ BHYT có được thanh toán lại?
Hỏi về vấn đề khám chữa bệnh trái tuyến không có thẻ BHYT có được thanh toán lại? Vào Tháng 6 dì của tôi có vào bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 1 để điều trị Carcinoma tuyến giáp (C73), hiện đã cắt bỏ tuyến giáp. Điều trị nội trú, trái tuyến. Lúc nhập viện có xuất trình thẻ BHYT nhưng do thẻ ghi sai tên, bệnh viện không nhận. Hiện tại dì đã được cấp thẻ mới, nơi KCB của dì ở bệnh viện 30/4. Dì cư ngụ ở Biên Hòa. Xin cho tôi hỏi có được thanh toán BHYT không? Và thủ tục như thế nào? Cơ quan Bảo hiểm nào tiếp nhận?
- Có được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
- Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
- Nhận thay tiền thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh BHYT
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề khám chữa bệnh trái tuyến không có thẻ BHYT có được thanh toán lại; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Vào tháng 6 dì của bạn có vào bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 1 để điều trị Carcinoma tuyến giáp (C73), hiện đã cắt bỏ tuyến giáp. điều trị nội trú, trái tuyến. Lúc nhập viện có xuất trình thẻ BHYT nhưng thẻ không được chấp nhận vì sai thông tin nên sẽ bị coi là không xuất trình được thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Do dì bạn nhập viện trái tuyến – không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và không xuất trình được thẻ BHYT nên sẽ không được cơ quan BHXH thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề khám chữa bệnh trái tuyến không có thẻ BHYT có được thanh toán lại? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT
Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Sinh viên đăng kí BHYT từ khi học lớp 1 giờ vẫn chưa đủ thời gian 5 năm liên tục
- Đóng 19 năm 10 tháng thì có được nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần không
- Điều kiện hưởng lương hưu khi làm nghề nặng nhọc, độc hại
- Đóng BHXH tự nguyện thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Có được cấp lại giấy ra viện khi làm mất để hưởng chế độ thai sản?