Khi nào cơ quan bảo hiểm vào thanh tra lại doanh nghiệp ?
Mọi người giúp trường hợp này với ạ: Mình đóng BHXH liên tục được 8 năm xong chuyển sang công ty mới đóng BHXH được 6 tháng không bị gián đoạn tháng nào với công ty cũ (hiện tại bầu 3 tháng dự sinh là đầu tháng 11/2020) thì xin nghỉ làm không đóng nữa. Vậy sau mình đi làm chế độ thai sản thì làm việc với cơ quan BH chỗ nào cũng được hay phải đến nơi đóng và chốt sổ cuối cùng? Nếu như thế liệu cơ quan BH nơi đó có vào thanh tra lại doanh nghiệp không nhỉ? Để tránh liên lụy với công ty mình sẽ tự viết đơn xin nghỉ việc với lý do “không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc” liệu có ảnh hưởng đến mức hưởng thai sản sau này của mình không?
- Khi nào thì doanh nghiệp nộp hồ sơ hưởng thai sản sẽ bị thanh tra
- Giảm không lương trước khi sinh 1 tháng thì công ty có bị thanh tra không
Luật sư tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định nơi làm bảo hiểm xã hội
“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Như vậy, theo quy định này trường hợp bạn đã nghỉ việc tại công ty do đó khi bạn làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú.
Thứ hai, cơ quan bảo hiểm vào thanh tra lại doanh nghiệp ?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a mục 2 Công văn 2388/BHXH -CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:
“2. Một số nội dung cần thực hiện khi giải quyết chế độ:
a) Đối với chế độ ốm đau, thai sản:
– Khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện, Bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, thời gian đóng BHXH… để phát hiện nếu có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con hoặc tăng giảm không bình thường…”
…
Qua kiểm tra và thông qua việc giải quyết, thẩm định, quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, nếu phát hiện có sai phạm hoặc nghi vấn, cán bộ giải quyết phải kịp thời báo cáo thủ trưởng trực tiếp quản lý để xem xét, xác minh, lập kế hoạch làm việc, kiểm tra với đơn vị sử dụng lao động, theo mức độ vi phạm báo cáo, đề nghị lãnh đạo cấp trên thành lập đoàn kiểm tra theo chức năng, quyền hạn và xử lý vi phạm (nếu có); báo cáo với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng theo quy định.”
Như vậy, theo quy định này nếu trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản phát hiện ra giấy tờ, thời gian tham gia BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con, … thì cơ quan bảo hiểm sẽ kiểm tra với đơn vị sử dụng lao động, theo mức độ vi phạm báo cáo, đề nghị lãnh đạo cấp trên thành lập đoàn kiểm tra theo chức năng, quyền hạn và xử lý vi phạm.
Thứ ba, mức hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy, theo quy định này nếu trong trường hợp bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
-> Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao lâu?
- Nghỉ việc hẳn được sử dụng thẻ BHYT đến hết năm dương lịch không?
- Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ từ năm 2021 là bao nhiêu?
- Bên nào chi trả chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động?
- Thời hạn nộp hồ sơ thai sản cho chồng khi vợ sinh con năm 2021
- Lao động nữ bị sẩy thai được hưởng chế độ thai sản không?