Khi nào thì được chuyển tuyến điều trị lên tuyến trên?
Khi nào thì được chuyển tuyến điều trị lên tuyến trên? Xin chào tổng đài, cho tôi hỏi hôm qua con tôi bị nôn ra máu, tôi có đưa cháu đến bệnh viện nơi khám chữa bệnh ban đầu nhưng tôi muốn xin chuyển cháu lên bệnh viện tuyến trên cho đảm bảo. Bệnh viện ban đầu không cho tôi chuyển tuyến điều trị, họ nói bị nhẹ và ở đây vẫn điều trị được. Tôi muốn hỏi bệnh viện làm như thế có đúng không?
- Xử phạt bệnh viện không chuyển tuyến trong trường hợp cấp cứu
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Điều kiện để được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp về Khi nào thì được chuyển tuyến điều trị lên tuyến trên của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Điều kiện chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).”
Như vậy, đối với trường hợp của con bạn, bệnh viện có thể chuyển tuyến khi không đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật. Việc xác định bệnh viện có đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật hay không phụ thuộc vào bệnh của con bạn và năng lực chuẩn đoán, điều trị và danh mục cơ sở kỹ thuật của bệnh viện đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp này bạn có thể yêu cầu bác sỹ giải thích thêm về tình trạng bệnh của con, nếu như sau đó tình hình bệnh của con bạn xấu đi mà vẫn không được chuyển tuyến điều trị thì bạn có thể khiếu nại lên Giám đốc bệnh viện hoặc giám định viên bảo hiểm y tế để bảo vệ quyền lợi của gia đình; hoặc bạn cũng có thể cho con lên tuyến trên điều trị và hưởng mức chi trả của BHYT theo trường hợp điều trị trái tuyến.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :
Giấy chuyển tuyến được cấp khi nào?
Khám bệnh trái tuyến tỉnh có cần giấy chuyển tuyến?
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi về khi nào thì được chuyển tuyến điều trị lên tuyến trên của bạn. Mọi thắc mắc bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều trị ngoại trú dịch vụ có được thanh toán lại BHYT không?
- Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sau thai sản là bao lâu?
- Những địa chỉ nộp hồ sơ hưởng BHTN ở thành phố Hà Nội
- Cấp cứu Tại BV Nhân dân Gia Định được hưởng BHYT mức đúng tuyến không?
- Năm 2023 thời gian nghỉ sinh con phải đóng BHXH không?