Khi tham gia BHXH người lao động nước ngoài có phải đóng cả đoàn phí không?
Xin hỏi có phải sang năm 2021 thì mọi người lao động nước ngoài đều phải đóng BHXH bắt buộc không? Nếu đã đóng BHXH bắt buộc thì có phải vào công đoàn và đóng cả đoàn phí công đoàn hay không? Xin cảm ơn!
- Các chế độ người nước ngoài được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc
- Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài làm việc cùng lúc ở 02 công ty
- Các trường hợp người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi khi tham gia BHXH người lao động nước ngoài có phải đóng cả đoàn phí; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề đóng BHXH bắt buộc cho người nước ngoài
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động”.
Như vậy:
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có 02 điều kiện sau:
– Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các trường hợp sau sẽ không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: nhà quản lý giám đốc điều hành; chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, vấn đề khi tham gia BHXH người lao động nước ngoài có phải đóng cả đoàn phí không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định như sau:
“Điều 4. Nhiệm vụ của đoàn viên
2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Bên cạnh đó, Hướng dẫn 238/HD-TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn như sau:
“1. Đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:
1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam”.
Như vậy, người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn. Do đó người lao động nước ngoài cũng không có trách nhiệm phải đóng cả đoàn phí công đoàn.
Trên đây là bài viết về vấn đề Khi tham gia BHXH người lao động nước ngoài có phải đóng cả đoàn phí không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài
Các trường hợp người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Nếu còn vướng mắc về Khi tham gia BHXH người lao động nước ngoài có phải đóng cả đoàn phí không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quyền lợi khi đi KCB trái tuyến của đối tượng K1, K2
- Mức hưởng BHXH một lần và sau bao lâu nộp hồ sơ nhận được tiền?
- Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ không tham gia BHXH
- Điều trị tái phát do tai nạn lao động hưởng bảo hiểm theo chế độ nào?
- Giấy chuyển tuyến do bệnh viện cấp có thời hạn trong bao lâu?