Không cấp giấy chuyển tuyến cho trẻ em dưới 6 tuổi
Không cấp giấy chuyển tuyến cho trẻ em dưới 6 tuổi? Con tôi 5 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa đang điều trị nội trú tại bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ điều trị cho giấy chỉ định bảo gia đình đưa cháu sang bệnh viện nhi Trung ương để nội soi dạ dày mà không cho Giấy giới thiệu với lý do nội soi gây mê không được bảo hiểm chi trả. Tôi muốn hỏi: Nội soi dạ dày gây mê cho trẻ dưới 6 tuổi có được bảo hiểm chi trả một phần hay như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám không đúng tuyến
- Trẻ dưới 6 tuổi điều trị cận thị có được chi trả bảo hiểm y tế
- Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ dưới 6 tuổi
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Câu hỏi của bạn về: Không cấp giấy chuyển tuyến cho trẻ em dưới 6 tuổi; Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về chuyển tuyến điều trị:
“Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”
Như vậy, khi tiến hành khám chữa bệnh cho con bạn, nếu bệnh viện Xanh Pôn không đủ chuyên môn kỹ thuật thì phải có trách nhiệm chuyển tuyến kịp thời đến cơ sở y tế khác theo tuyến chuyên môn.
Bên cạnh đó, Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Vậy, theo quy định của pháp luật, khi được chuyển tuyến điều trị, người bệnh phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.
Trong trường hợp của bạn, bác sĩ trả lời bạn như vậy là không đúng. Theo đúng trình tự thủ tục, bệnh viện Xanh Pôn phải cấp giấy chuyển tuyến lên bệnh viện Nhi Trung ương cho con bạn. Cho dù nội soi dạ dày có được chi trả bảo hiểm y tế hay không thì việc viết giấy chuyển tuyến vẫn phải là thủ tục bắt buộc.
Về phần nội soi dạ dày có được bảo hiểm y tế chi trả hay không, do bạn không nói chính xác được loại nội soi dạ dày nên trường hợp này, để xác định chi phí nội soi có được hưởng bảo hiểm y tế, bạn có thể tra cứu ở Thông tư 38/2019/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh đúng tuyến của trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 là 100% chi phí trong phạm vi được hưởng.
Nếu bác sĩ không cấp giấy chuyển tuyến, bạn cho cháu đi khám tại bệnh viện Nhi Trung ương sẽ được tính là trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến và khi đó nếu phải nằm lại điều trị nội trú tại bệnh viện, bảo hiểm y tế sẽ chỉ chi trả cho cháu là 40% mức quyền lợi bảo hiểm y tế, còn nếu điều trị ngoại trú sẽ không được hưởng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Có cần xuất trình giấy chuyển tuyến khi đi khám lại theo giấy hẹn?
Bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám trái tuyến
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Không cấp giấy chuyển tuyến cho trẻ em dưới 6 tuổi; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được thanh toán lại khi đi khám, chữa bệnh mà quên mang thẻ BHYT?
- Có được hưởng chế độ thai sản khi không có giấy khai sinh?
- Có được sử dụng giấy chuyển tuyến khi trễ hẹn khám lại?
- Có phải mua BHYT hộ gia đình trong thời gian chờ hưởng lương hưu?
- Chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu trước tuổi như thế nào?