Nội dung câu hỏi:
Con tôi học lớp 1 đã có thẻ BHYT rồi mà khi đi khám chữa bệnh bác sĩ lại đòi xuất trình cả thẻ học sinh là sao? Nếu con tôi Không có thẻ học sinh thì khám chữa bệnh bằng cách nào? Mong anh, chị hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn rất nhiều!
- Khám chữa bệnh khi không thẻ học sinh
- Quên mang thẻ BHYT được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh không?
- Có được thanh toán lại khi đi khám, chữa bệnh mà quên mang thẻ BHYT?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về không có thẻ học sinh thì khám chữa bệnh bằng cách nào; Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Quyền lợi bảo hiểm y tế của học sinh khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 và điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
3. Học sinh, sinh viên”.
“Điều 14
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Theo đó, khi trẻ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng học sinh sẽ được hưởng quyền lợi 80% chi phí khám, bệnh chữa bệnh trong phạm vi được hưởng của bảo hiểm y tế nếu trẻ đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. có thể thấy rằng, mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng học sinh là một trong những đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế thấp nhất.
Quyền lợi bảo hiểm y tế của học sinh khi khám, chữa bệnh trái tuyến.
Căn cứ pháp luật: Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Theo quy định nêu trên, Học sinh khi đi khám chữa bệnh trái tuyến chỉ được hưởng
– 80%*40%=32% khi điều trị nội trú ở bệnh viện tuyến trung ương.
– 80% khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.
– 80% khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Các trường hợp điều trị ngoại trú trái tuyến ở bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh đều không được hưởng bảo hiểm y tế.
Không có thẻ học sinh thì khám chữa bệnh bằng cách nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”
Như vậy, theo quy định trên người có thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh. Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác. Thông thường đối với học sinh là thẻ học sinh.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tuy nhiên nếu con bạn không có thẻ học sinh thì bạn có thể đến trường và xin Giấy xác nhận bé là học sinh của trường hoặc giấy giới thiệu. Bạn cần lưu ý là giấy xác nhận phải có ảnh và dấu giáp lai của trường. Khi đi khám bạn mang theo giấy này và thẻ bảo hiểm y tế.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề không có thẻ học sinh thì khám chữa bệnh bằng cách nào? Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Chưa được cấp thẻ BHYT mà đã đi khám thì có được thanh toán không?
- Trong bao lâu sẽ được thanh toán lại bảo hiểm y tế?
Mọi thắc mắc liên quan bảo hiểm y tế, xin bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chi phí điều trị được BHYT chi trả khi bị tai nạn lao động
- Người được nhận trợ cấp tuất hàng tháng sẽ được nhận trợ cấp đến lúc nào?
- Nghỉ ốm đau dài ngày có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Có phải ghi thông tin của người chăm sóc con ốm trên Giấy ra viện
- Khám, chữa bệnh khi quân nhân phục viên say rượu