19006172

Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào?

Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào?

Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào? Tôi được nhận TCTN từ tháng 7 đến tháng 10/2020. Tháng 9/2020 tôi có việc làm và có đóng bảo hiểm đầy đủ thì tôi có được hưởng TCTN nữa không? Tôi có phải lên thông báo về việc mình đã có việc làm không?

Trường hợp tôi không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm sau đó tôi đi làm rồi tôi nghỉ việc ở công ty mới và có nộp hồ sơ hưởng TCTN thì tôi có bị yêu cầu nộp phạt gì không? Sau khi hưởng xong BHTN tôi nghe nói phải đi chốt lại sổ BHXH đúng không ạ? Mong bạn giải thích giúp. Tôi xin cảm ơn!


Không thông báo khi có việc làm bị xử phạtCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về trường hợp không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, chấm dứt hưởng TCTN khi có việc làm

Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về các trường hợp chấm dứt hưởng như sau:

9. Sửa đổi, bổ sung điểm b, d, đ, e, h khoản 1; khoản 2; khoản 5 Điều 21:

“b) Có việc làm

Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

– Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;

– Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Theo đó, bạn được nhận TCTN từ tháng 7 đến tháng 10/2020. Tháng 9/2020 bạn có việc làm và có đóng bảo hiểm đầy đủ thì bạn sẽ không đủ điều kiện được hưởng TCTN nữa. Bạn có thể tham khảo bài viết: Đang thử việc có thể đề nghị thôi hưởng TCTN hay không?

Thứ hai, về nghĩa vụ thông báo khi có việc làm mới

Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về các trường hợp chấm dứt hưởng như sau:

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, d và h khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm mới bạn phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp). Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nghĩa vụ thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định hiện hành

Thứ ba, không thông báo khi có việc làm có bị phạt

Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 39 Nghị định 61/2020/NĐ-CP về Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào như sau: 

Điều 39. Vi phạm quy định về lập h sơ đ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:

c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;” 

Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172 

Dẫn chiếu đến trường hợp nếu Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, bạn buộc phải nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp mà bạn đã hưởng kể từ thời điểm bạn kí hợp đồng lao động làm việc cho công ty mới.

Thứ tư, chốt sổ BHXH sau khi hưởng TCTN

Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 33. Cơ quan BHXH tỉnh/huyện

3. Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ

3.1. Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do Bộ phận một cửa, Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng/Tổ chế độ BHXH chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu với dữ liệu quản lý thu, sổ – thẻ.

g) Thực hiện xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN khi nhận được Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp; xác nhận lại thời gian đóng BHXH, BHTN chưa hưởng khi nhận được Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, Quyết định về việc hủy Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, Quyết định thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp của Sở Lao động Thương binh – Xã hội.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp; bạn mang sổ bảo hiểm xã hội đến trung tâm dịch vụ việc làm. Thì trung tâm sẽ nộp sổ BHXH của bạn lên cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện cụ thể là phòng/tổ cấp sổ, thẻ; để xác nhận việc bạn đã hoàn tất việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp; cắt quá trình BHTN đã hưởng và bảo lưu quá trình đóng BHTN chưa hưởng; để thực hiện chốt sổ, bảo lưu quá trình BHTN chưa hưởng trên sổ bảo hiểm xã hội của bạn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào?. 

Trong quá trình giải quyết vấn đề Không thông báo khi có việc làm bị xử phạt như thế nào? nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

->Thu hồi tiền bảo hiểm thất nghiệp khi có việc làm

luatannam