Ký hợp đồng với người lao động thì sau bao lâu phải đóng bảo hiểm?
Xin hỏi công ty ký hợp đồng với người lao động thì sau bao lâu phải đóng bảo hiểm. Nếu không thực hiện đúng thời hạn đó thì bị phạt như thế nào? Tôi cảm ơn!
- Hợp đồng lao động thời vụ có phải đóng bảo hiểm không?
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Với thắc mắc của bạn về việc công ty ký hợp đồng với người lao động thì sau bao lâu phải đóng bảo hiểm; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau
Thứ nhất, về thời hạn đóng bảo hiểm xã hội sau khi ký hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 :
“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội;”.
Như vậy, theo quy định trên, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu tại công ty thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng với người lao động, công ty cần nộp hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về mức phạt nếu vi phạm
Căn cứ theo Khoản 4 và Khoản 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
4. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài
khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên.”.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định pháp luật trên người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội năm 2018
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định về việc hoàn trả tiền đóng BHYT hộ gia đình
- Mất thẻ BHYT có được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện
- Chưa đóng BHXH đủ 6 tháng có được nghỉ hưởng chế độ phá thai?
- Tháng lẻ có được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Con của liệt sỹ đi làm tại công ty hưởng BHYT như thế nào?