Làm công việc nặng nhọc mỗi năm khám bệnh nghề nghiệp bao nhiêu lần?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi công ty tôi có người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao nhiêu lần? Hồ sơ khi khám phải có những giấy tờ gì vậy? Xin cảm ơn tổng đài tứ vấn rất nhiều.
- Đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm những ai?
- Nội dung khám định kì bệnh lao nghề nghiệp theo quy định
Luật sư tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm công việc nặng nhọc mỗi năm khám bệnh nghề nghiệp bao nhiêu lần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 7. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì:
“Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; công ty bạn có người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm sẽ phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 6 tháng 1 lần.
Thứ hai, về hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Đều 8 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 8. Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).”
Như vậy, theo quy định trên thì khi khám bệnh nghề nghiệp sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc;
+) Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
+) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động; Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.
+) Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp với người lao động đang làm việc
Điều kiện và mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ từ 15/9/2020
- Có được đóng tiếp BHXH vào sổ cũ khi đi làm ở công ty mới không?
- Chưa chốt và lấy sổ BHXH thì có thể rút được BHXH 1 lần không?
- Chi phí điều tra TNLĐ đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
- Thủ tục nhận lại sổ BHXH sau thời gian nghỉ việc ở công ty
- Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận quyết định BHTN hay không?