Làm gì khi không đồng ý với kết quả giám định lần đầu?
Chồng em bị tai nạn lao động trong giờ làm việc. Gãy hai đốt sống, dập gót phải và gẫy hai rảnh xương ống đồng trái. Khi đi giám định sức khỏe chồng em mất 40% sức khỏe là đúng hay sai? Em nên làm gì khi không đồng ý với kết quả giám định lần đầu?
- Thời hạn để xin văn bản xác nhận bị tai nạn lao động?
- Tiền lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động
- Chi phí giám định tai nạn lao động do công ty hay người lao động chi trả?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi làm gì khi không đồng ý với kết quả giám định lần đầu; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm g Khoản 1 và Khoản 2,3 Điều 9 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 9. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của tổ chức, cá nhân
1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:
g) Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám định phúc quyết.
Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết của đối tượng đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.
3. Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn: chồng bạn bị tai nạn lao động trong giờ làm việc. Chồng bạn bị gãy hai đốt sống, dập gót phải và gẫy hai rảnh xương ống đồng trái. Khi đi giám định chồng bạn suy giảm 40% khả năng lao động. Nếu thấy kết quả giám định này không phù hợp, bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương thực hiện khám giám định phúc quyết cho chồng bạn, bao gồm các giấy tờ như sau:
– Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho chồng bạn do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám cho chồng bạn ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ chồng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết;
– Giấy đề nghị giám định phúc quyết của chồng bạn;
– Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa;
– Biên bản giám định y khoa của Giám định y khoa cấp tỉnh (Bản chính hoặc bản sao).
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại, nếu không đồng ý với kết quả giám định, bạn có thể làm hồ sơ như đã nêu trên để đề nghị Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương thực hiện khám giám định phúc quyết cho chồng bạn.
Trên đây là tư vấn cho câu hỏi làm gì khi không đồng ý với kết quả giám định lần đầu? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Chế độ trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động
Dưỡng sức sau tai nạn lao động theo luật mới nhất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm ở 2 công ty thì đóng BHYT cho công ty nào và mức đóng bao nhiêu?
- Trường hợp đặc biệt tại Điều 31 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014
- Hồ sơ hưởng tai nạn lao động khi không có biên bản khám nghiệm hiện trường?
- Thủ tục giám định để nghỉ hưu trước tuổi
- Làm việc đồng thời hai công ty thì đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?