Làm lại thẻ căn cước hưởng BHXH một lần được không?
Tôi mới làm lại thẻ căn cước công dân đủ điều kiện rút 1 lần thì có rút được không hay phải đi chỉnh lại thông tin trên sổ? Tôi có cả thời gian đóng BHXH bằng mức lương nhà nước và tư nhân thì mức hưởng của tôi tính như thế nào? Tôi tham gia đóng BHXH từ 2010 với mức lương theo hệ số, sau đó nghỉ việc làm tư nhân thì được hưởng thêm trượt giá không?
- Tính mức hưởng BHXH một lần ở công ty tư nhân
- Lương hệ số được hưởng hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần không?
Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm lại thẻ căn cước hưởng BHXH một lần được không?
Theo Công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ BHXH và CMND như sau:
“Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN”.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Như vậy, khi làm lại thẻ căn cước công dân thì người lao động không phải làm thủ tục cấp lại sổ. Do đó, khi bạn có yêu cầu hưởng BHXH một lần thì cơ quan BHXH vẫn giải quyết để tránh tình trạng ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH 1 lần khi bạn phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà.
Thứ hai, mức BHXH một lần khi hưởng lương hai khu vực
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Theo đó, do bạn không nêu rõ thời gian nên bạn căn cứ theo quy định trên để xác định số tháng hưởng BHXH một lần của mình.
Về mức bình quân tiền lương căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
+ |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Theo đó, mức bình quân tiền lương của bạn được tính = (Tổng số tiền lương tháng BHXH theo nhà nước + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương tư nhân) : Tổng số tháng đóng BHXH.
Như vậy, do bạn không cung cấp rõ thông tin nên bạn căn cứ cách tính nêu trên để tính mức hưởng BHXH một lần của mình.
Thứ ba, rút BHXH 1 lần có được hưởng hệ số trượt giá không?
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.”
Như vậy, bạn đã tham gia BHXH từ năm 2010 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên không được hưởng hệ số trượt giá đối với khoảng thời gian đóng BHXH khu vực Nhà nước. Đối với thời gian làm việc và đóng BHXH tại công ty tư nhân bạn sẽ được hưởng thêm hệ số trượt giá.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Mức BHXH một lần khi hưởng lương khu vực Nhà nước và tư nhân
- Bà nội mất gia đình muốn nhận chế độ mai táng và tiền tuất thì cần phải làm gì?
- Sau 1 năm ngừng đóng BHXH tự nguyện thì mới được rút BHXH 1 lần?
- Tính chế độ thai sản thế nào khi thay đổi công ty và mức đóng BHXH?
- Mức lương tối thiểu vùng khi trụ sở chính và nơi sản xuất khác nhau
- Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2021