19006172

Làm thế nào để tham gia BHXH cho doanh nghiệp?

7     àegrg24qFDLàm thế nào để tham gia BHXH cho doanh nghiệp?

Xin tổng đài tư vấn giúp tôi làm thế nào để tham gia BHXH cho doanh nghiệp mới thành lập. Chúng tôi phải đóng cho những ai và chuẩn bị những hồ sơ gì? Có thể đóng ở nơi công ty tôi đặt văn phòng đại diện hay không? Khi đóng có phải tính cả phụ cấp vào không? Tôi cám ơn nhiều!


Tham gia BHXH cho doanh nghiệpCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi làm thế nào để tham gia BHXH cho doanh nghiệp cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

… h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Theo đó, những người có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên và người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng được miễn đóng; bạn có thể tham khảo cụ thể tại bài viết: Đối tượng miễn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quyết định 595/QĐ-BHXH

Thứ hai, về làm thế nào để tham gia BHXH cho doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

1.1. Người lao động

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

1.2. Đơn vị:

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

– Bản sao đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu ý: Những biểu mẫu trên bạn cần tham khảo theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020. 

Tham gia BHXH cho doanh nghiệp

Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về nơi kê khai đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định, quản lý thu  bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:

3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ“.

Như vậy, công ty của bạn chỉ có thể đăng ký đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh; không thể đóng ở nơi có văn phòng đại diện.

Thứ tư, về phụ cấp khi đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“2. Tiền lương do đơn vị quyết định

2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH”.

Theo đó, từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm 7 khoản chính là:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;

+ Phụ cấp trách nhiệm;

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thâm niên;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp lưu động;

+ Phụ cấp thu hút.

Trên đây là bài viết về vấn đề làm thế nào để tham gia BHXH cho doanh nghiệp? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Các khoản tiền không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề tham gia BHXH cho doanh nghiệp; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

luatannam