Làm thế nào để thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT năm 2021?
Em có làm việc ở Hà Nội và có nơi khám chữa bệnh BHYT là bệnh viện tuyến tỉnh ở đây. Tuy nhiên đầu năm nay công ty cử em vào miền Trung 2 tháng để triển khai dự án trong đó. Trong thời gian đi công tác đó thì em có thể đến bệnh viện tuyến tỉnh ở đây để khám chữa không ạ?
Nếu thời gian đi công tác kéo dài em muốn đổi hẳn nơi khám chữa bệnh vào trong này có được không ạ? Nếu được thì thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT năm 2021 như thế nào ạ? Em chờ bao lâu thì mới được giải quyết xong ạ? Em cám ơn nhiều!
- Mới được cấp lại thẻ BHYT có được thay đổi nơi KCB ban đầu?
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh không?
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề khám chữa bệnh BHYT khi đi công tác
Căn cứ Khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
7. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động… được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường”.
Như vậy, trong thời gian đi công tác miền Trung theo yêu cầu của công ty thì bạn vẫn được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT nếu xuất trình được đầy đủ các giấy tờ sau:
– Thẻ BHYT.
– Một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
– Bản chính hoặc bản chụp giấy công tác.
Thứ hai, về vấn đề thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 19 và Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;”
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”.
Như vậy, bạn có thể đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10). Khi đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bạn sẽ được cấp đổi sang một thẻ BHYT khác.
Thứ ba, về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT năm 2021
Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo đó, hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT.
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS; do công ty chuẩn bị).
Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị thêm chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
Hồ sơ sẽ được nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn tham gia BHYT.
Lưu ý:
Việc đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ thực hiện vào ngày 10 ngày đầu của tháng đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).
Thứ tư, về thời hạn giải quyết thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT
Căn cứ Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Việc bạn đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT cũng chính là việc thay đổi thông tin trên thẻ BHYT. Vì vậy theo quy định nêu trên thì trong 03 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định, bạn sẽ được giải quyết.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT đi viện có được hưởng bảo hiểm không?
- Hộ cận nghèo nào sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT?
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng cựu chiến binh
- Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Hồ sơ giám định sức khỏe và suy giảm KNLĐ để nhận tiền 1 lần
- Lao động nữ đóng bảo hiểm vửa đủ 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thai sản?