Nội dung câu hỏi:
Bé nhà mình đang đi học lớp 2 nhưng mình sơ suất làm mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh của con. Vậy mình có làm lại thẻ bảo hiểm y tế đó cho con được không? Nếu được thì mình phải làm những gì? Trong lúc chưa có thẻ mà con mình cần đi khám thì mình lấy tạm thẻ học sinh của con ở trường để đưa con đi khám chữa có được không? Nếu mình không làm lại thẻ cho con để chờ cấp thẻ mới thì có được không vì cũng sắp hết năm rồi? Mình cám ơn!
- Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế
- Thanh toán lại chi phí điều trị khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thẻ BHYT bị mất có cấp lại được không?
Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.”
Theo quy định trên, người tham gia BHYT mà không may bị mất thẻ thì có thể đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ BHYT khác. Như vậy, trong trường hợp này: con bạn là học sinh lớp 2 nhưng hiện bạn đã làm mất thẻ BHYT của con nên hoàn toàn có thể làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT do bị mất.
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất
Hiện nay có 02 cách để cấp lại thẻ BHYT do bị mất: Cấp trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc cấp Online trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Vậy, bạn có thể tham khảo 02 hình thức này như sau:
Cách 1: Cấp trực tiếp tại cơ quan BHXH;
Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về thủ tục cấp lại thẻ BHYT do bị mất như sau:
Bước 01: Cá nhân muốn cấp lại thẻ BHYT do bị mất chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có những giấy tờ sau:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
– Thẻ học sinh của con (nếu có);
– Căn cước công dân của người đi nộp hồ sơ;
– Sổ hộ khẩu (nếu có);
Lưu ý: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.
Bước 2. Nộp hồ sơ
– Nôp cho cơ sở Giao dục nơi con bạn đang học; hoặc
– Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện (bất kỳ);
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp không thay đổi thông tin hoặc người tham gia đang điều trị tại các cơ sở Khám chữa bệnh: trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT theo hình thức đăng ký.
Cách 02: Cấp Online trên Cổng dịch vụ công quốc gia;
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, người tham gia BHYT còn có thể thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT trực tuyến tại nhà thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Điều kiện thực hiện thủ tục này thì bố hoặc mẹ đã phải đăng ký kê khai cho con bằng tài khoản của chính bố mẹ. Việc cấp lại thẻ BHYT cho con sẽ thực hiện qua tài khoản của bố mẹ.
Cụ thể các bước thực hiện xin cấp lại thẻ BHYT online trên Công dịch vụ công quốc gia khi mất thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Bước 1: Người mất thẻ bảo hiểm y tế truy cập vào trang chủ Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua địa chỉ <https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html>;
Bước 2:
– Trường hợp đã có tài khoản, nhấn nút “Đăng nhập” bên góc phải trang chủ Cổng dịch vụ công quốc gia;
– Trưởng hợp chưa có tài khoản, nhấn nút “Đăng ký” để đăng ký tài khoản đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia;
+ Khi thực hiện Đăng ký, người tham gia BHYT cần chọn phương thức đăng ký là “Công dân”
+ Chọn logo “Bảo hiểm xã hội” ;
+ Nhập đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết bao gồm: Tên đăng nhập (Số CMT/CCCD); Mã bảo hiểm xã hội; Họ tên; Ngày sinh; Số điện thoại; Email (nếu có);
+ Sau đó nhập mã xác thực và nhấn nút “Đăng ký”;
+ Tạo mật khẩu cho tài khoản và hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 3:
– Nhấn vào tên tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia ở bên góc phải màn hình, chọn Thông tin cá nhân.
– Hệ thống sẽ tự động chuyển hướng đến trang thông tin của tài khoản;
Bước 4:
– Tại trang Thông tin cá nhân, nhấn chọn thanh “Tiện ích” -> “Bảo hiểm xã hội”;
– Khi đó, thông tin bảo hiểm xã hội sẽ hiểm ra -> Điền mã số BHXH -> Nhấn vào ô “Cập nhật”;
Bước 5:
– Quay lại trang chủ Cổng dịch vụ công quốc gia -> Nhấn chọn “Dịch vụ công trực tuyến” ở góc trái của phía dưới thanh tìm kiếm;
Bước 6:
– Trang thực hiện dịch vụ công trực tuyến sẽ hiện ra. Lúc này, nhấn chọn cơ quan thực hiện thủ tục là “Bảo hiểm xã hội Việt Nam” -> Nhấn “Tìm kiếm”.
– Hệ thống dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ xuất hiện -> Nhấn chọn “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế” -> Lựa chọn nội dung cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất -> Nhấn “Nộp trực tuyến”;
Bước 7:
Hệ thống sẽ tự động điều hướng sang giao diện Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các thông tin đề nghị cấp lại thẻ BHYT sẽ được tự động hiển thị.
Tại Địa chỉ nhận kết quả, có 02 hình thức như sau:
– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
– Qua dịch vụ bưu chính.
Lựa chọn hình thức phù hợp và kết thức thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT do mất thẻ.
Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó”.
Như vậy, trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mà con của bạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì xuất trình các giấy tờ sau mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm:
– Giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ (theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP);
– Thẻ học sinh/xác nhận của trường học mà con bạn đang học tập.
Về việc không cấp lại thẻ BHYT mà chờ đến năm học mới để được cấp lại
Căn cứ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên”
Mặt khác, theo Công văn 3340/BHXH-ST ngày 08/8/2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH thì từ ngày 01/8/2017, thời hạn sử dụng thẻ BHYT: chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/….” thay vì ghi thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm như trước đây.
Như vậy, kể từ ngày 01/08/2017, Pháp luật đã quy định không ghi thời hạn hết hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế lên thẻ nữa. Và vì thế thẻ bảo hiểm y tế này sẽ được sử dụng lâu dài cho đến khi phát hiện sai sót hoặc bị rách, hỏng hay thay đổi đối tượng tham gia thì mới được cấp lại.
Do đó, trường hợp này sang năm mới con của bạn cũng không được cơ quan BHXH tự động cấp lại thẻ. Để đảm bảo quyền lợi của con bạn khi đi khám chữa bệnh thì bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất cho con.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề Làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
- Lao động nam có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con?
- Khi đủ tuổi nghỉ hưu thì có được hưởng TCTN nữa không?
- Mức hưởng lương hưu khi làm việc trong hầm lò và đóng BHXH được 33 năm
- Chi phí y tế công ty phải thanh toán khi người lao động bị TNLĐ?
- Cấp lại thẻ BHYT sai tên so với giấy khai sinh cần những giấy tờ gì?