Giới thiệu:
Nhiều người cho rằng khi đóng BHXH dưới 1 năm thì sẽ không được lãnh BHXH 1 lần. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất kỳ điều khoản nào quy định không cho rút BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm mà chỉ có điều là: khi đóng BHXH dưới 1 năm mà có nhu cầu lãnh BHXH 1 lần thì cách tính sẽ khác so với những trường hợp đóng BHXH trên 1 năm. Cụ thể quy định pháp luật sẽ được phân tích trong bài viết sau:
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần có cần quyết định nghỉ việc?
- Điều kiện, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
VIDEO: HƯỚNG DẪN TÍNH BHXH 1 LẦN KHI ĐÓNG DƯỚI 1 NĂM
Đóng BHXH dưới 1 năm có được nhận BHXH 1 lần không?
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về các trường hợp được hưởng BHYT gồm:
1- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
2- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13);
3- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
4- Ra nước ngoài để định cư;
5- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;
6- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trong 6 trường hợp được nhận BHXH 1 lần nêu trên thì có trường hợp thứ 2: NLĐ tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được rút BHXH 1 lần. Vậy, trong trường hợp này, nếu đóng BHXH dưới 1 năm và muốn lãnh BHXH 1 lần bạn cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
ĐK 01: Đóng BHXH dưới 20 năm – bạn đóng được 6 tháng;
ĐK 02: Sau 1 năm nghỉ việc;
ĐK 03: Không đóng tiếp BHXH trong 1 năm nghỉ việc nêu trên;
Như vậy, đóng BHXH dưới 1 năm vẫn được rút BHXH 1 lần bình thường miễn là đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện nêu trên.
Đóng BHXH dưới 1 năm có được làm tròn lên không
Căn cứ Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Theo quy định nêu trên, khi tính mức hưởng BHXH 1 lần mà trường hợp thời gian đóng BHXH có lẻ từ 1 tháng đến 06 tháng được làm tròn là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là 1 năm. Vậy, việc làm tròn thời gian đóng BHXH để tính hưởng BHXH 1 lần thì chỉ áp dụng với trường hợp thời gian đóng có lẻ tháng mà không áp dụng cho trường hợp có thời gian đóng BHXH chưa đủ 12 tháng. Do đó, việc đóng BHXH dưới 1 năm sẽ có công thức riêng để tính.
Cách tính BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Đồng thời căn cứ vào Khoản 2, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, khi tính BHXH 1 lần mà có thời gian đóng dưới 1 năm thì cách tính sẽ khác so với trường hợp đóng từ đủ 1 năm trở lên, cụ thể như sau:
– Mức hưởng được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH.
– Mức hưởng tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Các tình huống tính BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm;
Trường hợp 01: Đóng bảo hiểm được 2 tháng được bao nhiều tiền BHXH một lần?
Câu hỏi: Em đóng bảo hiểm được 2 tháng ở công ty nhưng nghỉ ngang thì có được lĩnh tiền 1 lần không ạ? Mức lương tháng em đóng là 5.200.000 đồng thì em được bao nhiêu tiền ạ? Em cám ơn nhiều! (anh Tuần – Sóc Trăng)
Trả lời:
Bạn đóng BHXH được 2 tháng sau đó nghỉ ngang ở công ty. Vậy nếu bạn có sổ BHXH đã được chốt đầy đủ thì sau 1 năm nghỉ việc bạn có thể đi làm hồ sơ lãnh tiền BHXH 1 lần. Trong trường hợp này, mức hưởng của bạn được tính như sau:
– Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng 2 tháng = 2 tháng * 22% * 5.200.000 đồng = 2.288.000 đồng.
– Mức bình quân tiền lương của 2 tháng là: 5.200.000 đồng mà mức tối đã nhận BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là 2 lần mức bình quân tiền lương = 10.400.000 đồng.
Như vậy, số tiền BHXH 1 lần của bạn nhận được là 2.288.000 đồng nhỏ hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là 10.400.000 đồng nên bạn được lãnh số tiền là 2.288.000 đồng.
Trường hợp 02: Mức hưởng BHXH một lần cho người đóng bảo hiểm được 05 tháng
Câu hỏi: Em làm và đóng bảo hiểm được 05 tháng trong năm 2020, mức lương là 3.770.000. Em có thể rút bhxh không và rút được khoảng bao nhiêu tiền ạ? (Chị Mai – Hà Nội)
Trả lời:
Bạn đóng BHXH được 5 tháng trong năm 2020 với mức lương là 3.770.000 đồng/tháng. Vậy, hiện tại đã nghỉ đủ 1 năm nên bạn có thể lãnh BHXH 1 lần và mức hưởng BHXH 1 lần sẽ được tính như sau;
– Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng 5 tháng = 5 tháng * 22% * 3.770.000 đồng = 4.147.000 đồng.
– Mức bình quân tiền lương của bạn là: 3.770.000 đồng mà mức tối đã nhận BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là 2 lần mức bình quân tiền lương = 7.540.000 đồng.
Như vậy, số tiền BHXH 1 lần của bạn nhận được là 4.147.000 đồng nhỏ hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là 7.540.000 đồng nên bạn được lãnh số tiền là 4.147.000 đồng.
Trường hợp 03: Rút bảo hiểm xã hội một lần khi có 06 tháng đóng BHXH
Câu hỏi: Em đóng bảo hiểm xã hội được 06 tháng từ 01/2016 – 06/2016 thì nghỉ việc nên không đóng nữa. Hiện nay em muốn rút bảo hiểm xã hội lần. Lương của em lúc đóng bảo hiểm là 3.552.400đồng/ tháng. Vậy nếu bây giờ em rút BHXH một lần thì sẽ được nhận bao nhiêu ạ! (anh Minh – Lâm Đồng)
Trả lời:
Bạn đóng BHXH được 6 tháng với mức lương hàng tháng là 3.552.4000 đồng. Nếu em đã nghỉ việc được 1 năm thì em có thể làm hồ sơ lãnh BHXH 1 lần. Mức hưởng BHXH 1 lần của em được xác định như sau:
– Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng 6 tháng = 6 tháng * 22% * 3.552.400 đồng = 4.689.168 đồng.
– Mức bình quân tiền lương của bạn là: 3.552.400 đồng mà mức tối đã nhận BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là 2 lần mức bình quân tiền lương = 7.104.800 đồng.
Như vậy, số tiền BHXH 1 lần của bạn nhận được là 4.689.168 đồng nhỏ hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là 7.104.800 đồng nên bạn được lãnh số tiền là 4.689.168 đồng.
Trường hợp 04: Cách tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng được 7 tháng
Câu hỏi:
Xin chào tổng đài. Tổng đài cho em hỏi. Em đóng bảo hiểm xã hội được 7 tháng, mức bình quân tiền lương đóng của 7 tháng là 4.600.000 đồng thì em được lãnh bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội một lần ạ? Và em nộp hồ sơ ở đâu? (Em Thúy – Bình Dương)
Trả lời:
Em đóng BHXH được 7 tháng với mức lương hàng tháng là 4.600.000 đồng. Nếu em đã nghỉ việc được 1 năm thì em có thể làm hồ sơ lãnh BHXH 1 lần. Mức hưởng BHXH 1 lần của em được xác định như sau:
– Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng 7 tháng = 7 tháng * 22% * 4.600.000 đồng = 7.084.000 đồng.
– Mức bình quân tiền lương của bạn là: 4.600.000 đồng mà mức tối đã nhận BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là 2 lần mức bình quân tiền lương = 9.200.000 đồng.
Như vậy, số tiền BHXH 1 lần của bạn nhận được là 7.084.000 đồng nhỏ hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là 9.200.000 đồng nên bạn được lãnh số tiền là 7.084.000 đồng.
Trường hợp 05: Đóng BHXH 8 tháng thì mức hưởng BHXH một lần tính thế nào?
Câu hỏi:
Tôi đóng BHXH 8 tháng thì mức hưởng BHXH một lần tính thế nào? Trong 8 tháng đó tôi có mức bình quân tiền đóng bảo hiểm là 3,5 triệu đồng. Tôi trước làm việc tại Hà Nội nhưng nghỉ việc tôi về quê ở Quảng Ninh và tôi có hộ khẩu ở Quảng Ninh thì nơi hưởng BHXH một lần là nơi nào? (Chị Hà – Quảng Ninh)
Trả lời:
Chị đóng BHXH được 8 tháng với mức lương hàng tháng là 3.500.000 đồng. Nếu chị nghỉ việc được 1 năm thì có thể làm hồ sơ lãnh BHXH 1 lần tại nơi thường trú theo sổ hộ khẩu. Mức hưởng BHXH 1 lần của chị như sau:
– Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng 8 tháng = 8 tháng * 22% * 3.500.000 đồng = 6.160.000 đồng.
– Mức bình quân tiền lương của bạn là: 3.500.000 đồng mà mức tối đã nhận BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là 2 lần mức bình quân tiền lương = 7.000.000 đồng.
Như vậy, số tiền BHXH 1 lần của bạn nhận được là 6.160.000 đồng nhỏ hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là 7.000.000 đồng nên bạn được lãnh số tiền là 6.160.000 đồng.
Trường hợp 6: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm được 09 tháng
Câu hỏi: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm được 09 tháng. Cho em hỏi em đóng bảo hiểm xã hội được 09 tháng, vậy em có được hưởng bảo hiểm một lần không và mức hưởng là bao nhiêu? Mức lương đóng từ tháng 3/2018 là 4.500.000 đồng. Mong nhận được phản hồi sớm ạ! Em cám ơn! (chị Vân – Cẩm Phả)
Trả lời:
rong trường hợp này, bạn đóng bảo hiểm được 09 tháng với mức lương là 4.500.000 đồng. Do đó, mức hưởng bảo hiểm một lần của bạn là: Mức hưởng BHXH = 22% x 4.500.000 x 9 = 8.910.000 đồng.
Mức tối đa được nhận là bằng 2 lần mức bình quân tiền lương tương ưng với: 4.500.000 đồng * 2 = 9.000.000 đồng.
Vậy, mức BHXH 1 lần của bạn khi đóng được 9 tháng là: 8.910.000 đồng nhỏ hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là: 9.000.000 đồng. Nên bạn được nhận 8.910.000 đồng tiền BHXH 1 lần.
Trường hợp 07: Mức hưởng BHXH một lần khi đóng bảo hiểm được 10 tháng
Mình đóng bảo hiểm được 10 tháng đầu năm 2018, 3 tháng đầu lương 6 triệu, thời gian còn lại đóng mức 8 triệu. Vậy khi nào mình có thể nhận tiền 1 lần và số tiền nhận được là bao nhiêu?
Trả lời:
Bạn đóng được 10 tháng BHXH, 3 tháng đầu mức lương là 6.000.000 đồng và 6 tháng còn lại mức lương là 8.000.000 đồng. Mức hưởng cụ thể khi bạn đóng bảo hiểm được 10 tháng như sau:
– Mức hưởng = 22% x Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 10 tháng bạn đã đóng = 22% x (6.000.000 x 3 + 8.000.000 x 7) = 16.280.000 đồng.
– Mức BHXH 1 lần tối đã nhận được khi đóng BHXH dưới 1 năm là 2 lần bình quân lương, mà mức bình quân lương của bạn là: 7.400.000 đồng; 2 lần bình quân lương là 14.800.000 đồng.
Vậy, số tiền BHXH 1 lần bạn nhận được là 16.280.000 đồng cao hơn 2 lần mức bình quân tiền lương là 14.800.000 đồng. Do đó, tiền BHXH 1 lần bạn nhận được bằng 14.800.000 đồng.
Trường hợp 08: Mức hưởng BHXH một lần khi đóng BHXH được 11 tháng
Mức hưởng BHXH một lần khi đóng BHXH được 11 tháng. Em đóng BHXH được 11 tháng đều với mức lương là 5.535.000 đồng thì có được làm tròn để nhận tiền BHXH một lần không ạ? Nếu có thì em nhận được bao nhiêu ạ? Em cám ơn nhiều lắm! (chị Minh Anh – Nghệ An )
Trả lời:
Đối với trường hợp của bạn thì bạn đóng BHXH được 11 tháng sẽ không được làm tròn lên 1 năm mà sẽ tính theo mức hưởng khi đóng bảo hiểm chưa đủ 1 năm. Theo thông tin bạn cung cấp thì mức lương đóng BHXH của bạn đều là 5.535.000 đồng, mức hưởng BHXH một lần của bạn sẽ được tính như sau: 22% x 5.535.000 x 11 = 13.394.700 đồng.
Tuy nhiên, BHXH 1 lần trong trường hợp chưa đóng đủ 1 năm này tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương. Do đó, số tiền BHXH một lần bạn được hưởng là: 2 x 5.535.000 = 11.070.000 đồng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về làm việc dưới một năm tính bảo hiểm xã hội một lần thế nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây:
- Hướng dẫn thủ tục hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc
- Có được ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội một lần không
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tái khám theo lịch hẹn do bệnh nặng phải điều trị cần xin giấy chuyển tuyến không?
- Các trường hợp thân nhân được hưởng chế độ tử tuất một lần theo nguyện vọng.
- Thời gian và mức hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau
- Năm 2021 địa điểm nộp hồ sơ hưởng BHTN ở đâu?
- Ai là người có quyền được hưởng trợ cấp tuất một lần?