Làm việc ở công ty tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tôi muốn hỏi vấn đề: có phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc ở công ty tư nhân không? Mẹ tôi sinh năm 1965 chưa được hưởng lương hưu, đang làm việc tại công ty tư nhân thì có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không ạ, nếu có thì công ty phải chịu bao nhiêu và mẹ tôi chịu bao nhiêu ạ? Xin cảm ơn ạ!
- Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2017
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đóng bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Về vấn đề: Làm việc ở công ty tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Công ty bạn và người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
” Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Như vậy, nếu mẹ bạn làm việc tại công ty tư nhân có ký kết hợp đồng, thời hạn hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì bắt buộc cả mẹ bạn và bên công ty đều phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm khi đi làm ở công ty
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại các Điều 5, Điều 14, Điều 18 Quyết định 595/QĐ- BHXH năm 2019 quy định về các mức đóng BHXH, BHYT, BHTN. Cụ thể:
– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 25%, trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 17%;
Như vậy, khi đi làm việc ở công ty thì mức đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 8% tiền lương tháng, còn công ty của bạn có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng là 18% tiền lương tháng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về mức tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội: căn cứ tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.”
Theo đó, hiện nay mức tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội gồm mức lương và phụ cấp lương. Từ năm 2018, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để biết cụ thể về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:
Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu
Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mọi thắc mắc liên quan đến làm việc ở công ty tư nhân có phải đóng bảo hiểm xã hội không, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Nhận tiền một lần khi đang hưởng lương hưu mà ra nước ngoài định cư?
- Đang hưởng thai sản mà nghỉ việc có ảnh hưởng quyền lợi bảo hiểm?
- Giấy ra viện bị mất có được cấp lại để hưởng chế độ ốm đau năm 2021?
- Nghỉ ốm đau trên 14 ngày có phải đóng bảo hiểm không?
- Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đi học ở nước ngoài