Làm việc tại hai nơi đóng bảo hiểm ở đâu
Tôi có một trường hợp xin Tổng đài tư vấn: Có 1 cá nhân đang là Công chức nhà nước nhưng lại ký hợp đồng lao động thêm với 1 công ty khác. Tại công ty bên ngoài này có mức lương cao hơn nên cá nhân này đã chọn nộp BHXH tại công ty này (có xác nhận của Công ty). Vậy xin hỏi người này làm việc tại hai nơi có được hưởng phần mà đơn vị sử dụng lao động (Nhà nước, nơi người này là công chức) phải đóng cho BHXH không? Và cho biết căn cứ theo văn bản nào?
- Tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty
- Phụ cấp công vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Vấn đề đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc tại hai nơi của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.”
Như vậy:
Theo quy định của pháp luật thì người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong trường hợp này, bạn nói người lao động bên cơ quan bạn làm đã là công chức và sau đó có ký kết hợp đồng lao động với một công ty khác, có tham gia BHXH và có giấy xác nhận đã tham gia BHXH tại công ty này.
Trong trường hợp này, việc tham gia BHXH tại công ty thứ hai khi đã là công chức tại công ty bạn là trái với quy định của pháp luật. Người lao động này phải tham gia đóng BHXH tại cơ quan nơi có hợp đồng lao động đầu tiên. Do đó, họ cần báo giảm lao động tại công ty đang làm việc và đóng tiếp bảo hiểm tại cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động năm 2018
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc tại hai nơi; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian dưỡng thai được hưởng chế độ thai sản hay ốm đau?
- Cách tính mức hưởng những ngày nghỉ sảy thai năm 2023
- Hồ sơ đi khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp năm 2021
- Khi sinh viên tham gia BHYT thì mức đóng và mức hưởng là bao nhiêu?
- Nhập viện cấp cứu tại bệnh viện tuyến trung ương có được hưởng BHYT không?