19006172

Loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội

Loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội

Tôi muốn hỏi khi người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội? Nếu người lao động đã 60 tuổi rồi thì có phải đóng nữa không? Người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng nào thì phải đóng bảo hiểm xã hội? Có quy định về mức đóng tối đa của người người Việt Nam và người nước ngoài không? Xin cảm ơn.


Lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội

Với trường hợp loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018”.

Theo đó:

Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến trước năm 2017, người lao động làm việc theo những loại hợp đồng lao động sau phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Từ năm 2018 trở đi, ngoài những hợp đồng nêu trên thì người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên cũng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ hai, về vấn đề đóng bảo hiểm cho người lao động 60 tuổi

Căn cứ Khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 123. Quy định chuyển tiếp

9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo 02 trường hợp sau đây: 

– Nếu người lao động công ty bạn đã 60 tuổi nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng thì công ty và người lao động vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bình thường. 

– Nếu người lao động công ty bạn đã 60 tuổi và đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng thì công ty và người lao động đó sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội. Thay vào đó, công ty sẽ trả số tiền lẽ ra phải đóng bảo hiểm vào lương cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Tính trợ cấp thôi việc khi có thời gian trả tiền bảo hiểm vào lương?

Lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, người nước ngoài làm việc theo hợp đồng nào thì phải đóng bảo hiểm xã hội cho

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”

Như vậy, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Khi nào người lao động nước ngoài không phải đóng BHXH?

Thứ tư, về mức tối đa đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài và lao động Việt Nam

Căn cứ Điều 14 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 14. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 13 của Nghị định này thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP”.

Dẫn chiếu quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở”.

Như vậy, mức tiền lương tối đa làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người Việt Nam và người nước ngoài đều là 20 lần mức lương cơ sở; hiện nay đang tương đương với 29.800.000 đồng.

Trên đây là bài viết về vấn đề loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội. 

Nếu còn vướng mắc về vấn đề loại hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH

luatannam