Mất quyết định nghỉ việc bản chính thì có nhận BHXH một lần được không
Mọi người cho em hỏi làm hồ sơ hưởng BHXH một lần không có quyết định nghỉ việc có được không ạ? Khi em làm hồ sơ hưởng BHTN mà em lỡ nộp luôn quyết định nghỉ việc bản gốc nên giờ không còn quyết định. Nộp hồ sơ hưởng BHXH thì sau bao nhiêu lâu sẽ được giải quyết tiền vậy? Làm được 1 năm 8 tháng thì nhận được mấy tháng lương vậy?
- Địa điểm nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần quy định ở đâu?
- Thời gian nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần là bao lâu?
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mất quyết định nghỉ việc bản chính thì có nhận BHXH một lần được không
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Như vậy, theo quy định này thì hồ sơ hưởng BHXH một lần cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:
– Sổ BHXH bản chính;
– Đơn theo mẫu số 14-HSB.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau khi đi nộp hồ sơ:
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
– Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân.
Do đó, trường hợp của bạn, khi bạn làm hồ sơ nhận tiền BHXH một lần thì cơ quan BHXH không bắt buộc bạn phải xuất trình được quyết định nghỉ việc.
Thứ hai, thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng BHXH một lần
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 7. Giải quyết và chi trả
1. Giải quyết
1.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
1.1.2. Giải quyết hưởng mới các chế độ TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất:
b) Thời hạn giải quyết:
b3) Đối với giải quyết hưởng BHXH một lần, trợ cấp một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, thời hạn giải quyết hồ sơ tối đa là 05 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Thứ ba, cách tính mức hưởng BHXH một lần
Về số tháng hưởng BHXH 1 lần căn cứ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Theo đó, thời gian bạn tham gia đóng BHXH của bạn là 1 năm 8 tháng, khi đó thời gian tham gia đóng BHXH của bạn sẽ được làm tròn là 2 năm.
Do đó, số tháng hưởng BHXH một lần của bạn là: 2 x 2 = 4 tháng mức bình quân tiền lương
Về mức bình quân tiền lương căn cứ Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội” |
Theo đó, mức bình quân tiền lương của bạn được tính bằng: Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH chia cho tổng số tháng đóng BHXH.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng hệ số trượt giá theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH:
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.