Hồ sơ cấp lại và mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất
Hồ sơ cấp lại và mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất? Em tên là Giang, con em năm nay 3 tuổi và đang nhập viện. Tuy nhiên em lỡ làm mất thẻ bảo hiểm y tế của con em rồi. Em muốn làm lại thẻ bảo hiểm y tế nhanh nhất và gần nhất ở thành phố Hồ Chí Minh thì làm ở đâu ạ? Và có tốn phí gì ko ạ?
- Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do làm mất
- Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
- Thủ tục cấp lại thẻ BHYT bị mất cho đối tượng học viên công an
VIDEO: THỦ TỤC CẤP LẠI THẺ BHYT DO BỊ MẤT
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về vấn đề: Hồ sơ cấp lại và mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trường hợp mất thẻ BHYT
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về việc cấp lại thẻ BHYT
“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ”.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 30 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
32. Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 30 như sau:
“2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể xin cấp lại thẻ BHYT của con đã mất bằng cách làm đơn đề nghị cấp lại thẻ. Trong ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì tổ chức bảo hiểm y tế có nghĩa vụ phải cấp lại thẻ cho bạn. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, con bạn vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Bên cạnh đó, phải nộp phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về nơi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định
“Điều 3. Phân cấp quản lý
3.Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
3.2. BHXH tỉnh: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh.
4. BHXH tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để phân cấp thu cho BHXH huyện, từ năm 2019 trở đi phân cấp tối thiểu 90% tổng số đơn vị quản lý”.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế có trách nhiệm nhận hồ sơ và cấp lại thẻ BHYT. Bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh, do đó bạn phải lên cơ quan BHXH cấp quận tại thành phố Hồ Chí Minh nơi đã cấp thẻ BHYT cho con bạn để làm hồ sơ cấp lại thẻ BHYT.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về thời hạn cấp lại thẻ và nộp phí
Căn cứ Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Như vậy, việc cấp lại thẻ BHYT cho người đang điều trị sẽ được cấp luôn trong ngày khi nhận đủ hồ sơ. Đồng thời theo quy định hiện hành thì việc cấp lại thẻ BHYT đang được thực hiện miễn phí.
Trên đây, là bài viết tư vấn về vấn đề: Hồ sơ cấp lại và mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Quyền lợi BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ
Mức hưởng BHYT của thân nhân quân nhân phục vụ tại ngũ
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về hồ sơ cấp lại và mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia
- Mang thai và chỉ ở nhà nội trợ có được mua thẻ BHYT tự nguyện không?
- NLĐ mua giấy ra viện để hưởng ốm đau bị phạt như thế nào?
- Chế độ bảo hiểm y tế đối với người thuộc đối tượng K1