Mất thẻ CCCD thì có được rút BHXH 1 lần hay không?
Em đã nhận quyết định nghỉ việc từ 19/3/2019 đến bây giờ được hơn 1 năm em muốn rút BHXH 1 lần nhưng em mới bị mất thẻ CCCD thì có ảnh hưởng đến quyền lợi khi làm thủ tục hưởng chế độ BHXH 1 lần không? Em có hộ khẩu ở Ninh Bình nhưng giờ đang làm việc ở Hà Nội và chỉ có giấy tạm trú ở đây thì có được rút ở Hà Nội luôn không ạ?
- Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHXH 1 lần là bao lâu?
- Nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm?
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mất thẻ CCCD thì có được rút BHXH 1 lần hay không?
Căn cứ theo tiết 1.2.3, điểm 1.2, khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”
Như vậy, để tiến hành rút BHXH 1 lần, bạn cần chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần gồm những giấy tờ sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội đã chốt toàn bộ quá trình đóng bao gồm đầy đủ tờ bìa và các tờ rời;
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo mẫu số 14-HSB;
Bên cạnh đó, khi nộp hồ sơ bạn mang theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Theo đó, chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước công dân đều không phải là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, để đối chiếu thông tin xem bạn có phải là người có tên trong sổ BHXH hay không thì cơ quan BHXH vẫn yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngoài chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân thì bạn có thể xuất trình các giấy tờ khác như: hộ chiếu hoặc xác nhận nhân thân có ảnh đóng dấu giáp lai để nhận BHXH một lần.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, thẻ CCCD bị mất mà bạn muốn rút BHXH 1 lần thì bạn có thể thay thế bằng một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân nêu trên hoặc đợi khi làm xong thủ tục cấp lại thẻ CCCD thì nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần.
Thứ hai, có thể rút tiền BHXH 1 lần tại nơi có sổ tạm trú không?
Căn cứ theo Điểm 1.1.3 khoản 1 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 2. Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng
1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ BHXH
1.2. BHXH huyện
1.2.3. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu.”
Như vậy, bạn nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi thường trú trong sổ hộ khẩu hoặc nơi tạm trú ghi trong sổ tạm trú. Trong trường hợp bạn chỉ có giấy tạm trú mà không có sổ tạm trú dài hạn theo mẫu KT3 tại Hà Nội thì bạn không thể nộp hồ sơ rút BHXH 1 lần tại Hà Nội được. Lúc này, bạn chỉ có thể nộp hồ sơ tại Ninh Bình – nơi bạn có tên trong sổ hộ khẩu.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần sau bao nhiêu lâu thì được giải quyết
- Giấy tờ khi nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm những gì?