Nội dung câu hỏi:
Tôi muốn tư vấn về giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội. Theo pháp luật bảo hiểm hiểm mới, sổ bảo hiểm do người lao động tự bảo quản. Nhưng công nhân của công ty tôi muốn gửi lại sổ cho công ty giữ. Nay tôi không biết thỏa thuận giữa hai bên như thế nào? Mong công ty hướng dẫn cho tôi cách lập mẫu giấy ủy quyền này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Thủ tục cấp lại sổ BHXH khi đã nhận BHXH một lần và BHTN
- Các trường hợp người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu
- Được cấp sổ BHXH khác khi làm việc tại công ty mới không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn . Về giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin trả lời như sau:
Về quyền của người lao động:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.”
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
1. Trách nhiệm của người tham gia
1.3. Tự bảo quản sổ BHXH, thẻ BHYT.”
Theo đó, người lao động khi làm việc tại công ty sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội và người lao động sẽ tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình.
Trường hợp người sử dụng lao động tự thỏa thuận với người lao động việc lưu giữ, bảo quản sổ BHXH trong thời gian người lao động đang làm việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH.
Việc bạn thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc giữ sổ Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có quy định cấm về vấn đề này. Quy định mới về việc để người lao động tự quản lý sổ mục đích là giúp người lao động nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình (nếu không may sổ bảo hiểm xã hội có sai sót thì người lao động cũng kịp thời làm thủ tục chỉnh sửa…). Ngoài ra, xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động là những thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên không trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, bạn muốn thỏa thuận trao cho người sử dụng lao động giữ sổ bảo hiểm thì vẫn có thể được. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn thì việc thỏa thuận nên giao kết bằng văn bản ủy quyền.
Về giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội:
Chúng tôi xin tư vấn cho bạn mẫu giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________________
GIẤY ỦY QUYỀN
Tôi là : ……………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………….
CMND: …………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Tại đây uỷ quyền cho công ty: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ tại ………………………………………………………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………………………
Phạm vi ủy quyền: Thay mặt tôi tiến hành bảo quản sổ bảo hiểm xã hội mang tên …………………. theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Vì vậy, …………………………………………………………………………………………………………………..
…., ngày……tháng……năm……..
Người ủy quyền
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, bạn có thể ủy quyền cho công ty giữ sổ bảo hiểm. Tuy nhiên, việc ủy quyền cần được làm bằng văn bản và có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Bạn có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội như trên.
Xử phạt khi Công ty không giao sổ BHXH cho NLĐ quản lý;
Theo điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
…
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội….”
Đồng thời tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền nư sau
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lầ
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…”
Như vậy, trường hợp công ty có hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng, còn đối với cá nhân thì mức phạt bằng 1/2 lần mức phạt đối với tổ chức).
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội tại các bài viết:
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị rách như thế nào?
- Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất sổ
Nếu còn vướng mắc về giấy ủy quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có trách nhiệm nộp hồ sơ giám định KNLĐ cho người lao động không?
- Cán bộ không chuyên trách ở phường được hưởng chế độ ốm đau hay không?
- Làm việc dưới một năm tính bảo hiểm xã hội một lần thế nào?
- Tham gia bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
- Hướng dẫn mới nhất về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất