Mổ cấp cứu trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Mổ cấp cứu trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không? Mẹ tôi 63 tuổi có thẻ BHYT nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, mẹ tôi đau bụng và đi khám ở bệnh viện gang thép Thái Nguyên thì bị viêm túi sỏi mật, nên gia đình tôi đã xin chuyển viện tự nguyện.
Và bệnh viện gang thép Thái Nguyên đã viết giấy đơn xin chuyển viện theo yêu cầu và gia đình tôi đưa mẹ tôi về bệnh viện đại học y Hà Nội để khám, sau khi khám xong bệnh viện đại học y hà nội cho mẹ tôi vào mổ cấp cứu để cắt túi mật và lấy sỏi (vì trường hợp đã nặng). Như vậy thì mẹ tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm tại bệnh viện đại học y không ạ?
- Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng quyền lợi từ thẻ bảo hiểm y tế?
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Điều trị sau cấp cứu bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề mổ cấp cứu trái tuyến; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.”
Do bạn không cung cấp thông tin về đối tượng mà thẻ bảo hiểm y tế của mẹ bạn đang được hưởng và căn cứ theo quy định trên, chúng tôi chia làm 2 trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Mẹ bạn được bác sĩ xác nhận là tình trạng cấp cứu
Khi được xác định là tình trạng cấp cứu thì mẹ bạn đi cấp cứu tại bệnh viện đại học y Hà Nội vẫn được coi là đúng tuyến và hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế của mẹ bạn.
+ Trường hợp 2: Bác sĩ không xác nhận là tình trạng cấp cứu
Trong trường hợp này của mẹ bạn sẽ bị coi là đi trái tuyến. Bệnh viện đại học y Hà Nội được xác định là bệnh viện tuyến trung ương.
Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi của bảo hiểm khi đi trái tuyến theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”
Như vậy, nếu mẹ bạn được chỉ định điều trị nội trú ở bệnh viện đại học y Hà Nội thì mẹ bạn sẽ được hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng BHYT của mẹ bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết:
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
Cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến tỉnh được hưởng BHYT như thế nào?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề mổ cấp cứu trái tuyến; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời điểm làm giám định sức khỏe để nhận trợ cấp TNLĐ
- Khoảng thời gian 12 tháng trước sinh được xác định như thế nào?
- Có việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định thế nào?
- Nộp hồ sơ hưởng BHTN tại quận 12 khi đang tạm thời bị đóng cửa
- Quyền lợi về bảo hiểm của người lao động sau khi nghỉ việc