Một người lao động có thể sở hữu 2 sổ bảo hiểm xã hội không?
Xin chào tổng đài, tổng đài cho tôi hỏi mỗi người lao động có được sở hữu 2 sổ bảo hiểm xã hội hay không hay chỉ được có 1 sổ và 1 mã sổ BHXH thôi? Nếu giờ tôi đi làm ở 2 công ty khác nhau thì 2 công ty này sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho tôi ra sao để không có 2 sổ khác nhau và không bị đóng trùng ạ? Nếu bị trùng thời gian đóng ở 2 công ty thì tôi có được trả lại số tiền đóng trùng không?
- Tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty
- Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động khi có nhiều hợp đồng lao động
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, một người lao động có thể sở hữu 2 sổ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép 1 người lao động có 1 mã số sổ bảo hiểm xã hội. Nếu có nhiều sổ thì người lao động phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội thì mới có thể giải quyết quyền lợi sau này.
Thứ hai, đi làm ở 2 công ty tại cùng thời điểm thì phải đóng BHXH thế nào để không bị trùng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”
Như vậy, đối với trường hợp bạn làm việc tại 02 công ty thì bạn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, còn đối với bảo hiểm y tế bạn đóng theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động. Bảo hiểm xã hội của bạn ở 2 công ty nhưng vẫn được đóng vào 1 mã sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
“67. Sửa đổi, bổ sung Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 như sau:
e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.”
Như vậy, trường hợp một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng nhau thì được cơ quan bảo hiểm hoàn trả cho người lao động số tiền người lao động và đơn vị đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không bao gồm tiền lãi.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có 2 sổ BHXH có lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần không?
Được hoàn trả tiền BHXH do bị đóng trùng ở 02 công ty không?
- Mức đóng bảo hiểm của người nước ngoài theo lương tối thiểu vùng 2024
- Đang nghỉ do đặt vòng tránh thai thì có được hưởng cả ốm đau không?
- Khám chữa bệnh vào ngày nghỉ có được hưởng BHYT không?
- Cán bộ không chuyên trách xã có được hưởng chế độ thai sản không?
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có phải đóng bảo hiểm