Mức đóng bảo hiểm của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp
Xin chào! Cho mình hỏi quy định của pháp luật về Mức đóng bảo hiểm của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp? Mức đóng của từng loại bảo hiểm cụ thể là bao nhiêu và có quy định về mức trần tiền lương là căn cứ đóng bảo hiểm hay không? Mình cám ơn nhiều!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi mức đóng bảo hiểm của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức đóng bảo hiểm của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp?
Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định như sau:
“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất”.
Theo đó, mức đóng quỹ BHXH được xác định như sau:
– Người lao động hằng tháng đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất;
– Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 17,5%, trong đó:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất;
+ 0,5% vào quỹ tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có tổng mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là 25,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm.
Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN”.
Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và đơn vị là 2% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN. Trong đó:
– Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
– Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Thứ ba, về mức đóng bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo khoản 1 điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tạiĐiều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6″.
Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có tổng mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức tiền lương tháng; trong đó:
– Người sử dụng lao động đóng 3%;
– Người lao động đóng 1,5%.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ tư, về mức tiền lương tối đa làm căn cứ đóng bảo hiểm
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 và Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH hướng dẫn như sau:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật Bhxh và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
… 3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở”.
“Điều 15. Tiền lương tháng đóng BHTN theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6.
2. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng”.
Như vậy, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Tuy nhiên, với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng tối đa đóng BHTN sẽ bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
Kết luận
Tóm lại, Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng (x) Tỷ lệ đóng theo từng nguồn quỹ tương ứng theo như bảng sau:
Quỹ Trách nhiệm |
BHXH |
BH TNLĐ – BNN |
BHYT |
BHTN |
Cộng |
Người sử dụng LĐ |
17% |
0.5% |
3% |
1% |
21.5% |
Người lao động |
8% |
|
1,5% |
1% |
10,5% |
Trên đây là quy định của pháp luật về mức đóng bảo hiểm của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
Nếu còn đề thắc mắc về Mức đóng bảo hiểm của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp; xin hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
-> Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động?