19006172

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước

Nội dung câu hỏi:

Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước. Em làm công chức nhà nước. Thì được tính như thế nào ạ? Em làm từ tháng 03 năm 2018 đến nay vẫn đang làm. Theo như em được biết thì Doanh nghiệp đóng 22% còn công nhân đóng 10,5% đúng không và nếu tính thì được tính dựa trên mức lương nào ạ?



Tư vấn Bảo hiểm xã hộiMức đóng bảo hiểm xã hội cho người:

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Trường hợp mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước là công chức

(1) Mức đóng bảo hiểm đối với công chức.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước là công chức hiện tại là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì người làm trong nhà nước là công chức phải đóng thêm 1.5 mức tiền lương vào quỹ bảo hiểm y tế.

Như vậy, người làm trong nhà nước là công chức hàng tháng phải đóng bảo hiểm là 9.5% mức tiền lương.    

(2) Mức đóng bảo hiểm đối với đơn vị sử dụng công chức.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì đơn vị nơi đang sử dụng công chức hàng tháng phải đóng 3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí và tử tuất.  

Theo quy định tại Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì đơn vị hàng tháng phải đóng 3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, đơn vị đang sử dụng người lao động là công chức còn phải đóng 0.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH.

Như vậy, với những đơn vị sử dụng người lao động là công chức thì hàng tháng đơn vị phải đóng 20.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm cho các loại bảo hiểm bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật.     

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước là viên chức

(1) Mức đóng bảo hiểm của viên chức

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 14, Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì mức đóng bảo hiểm của viên chứcbao gồm:  

 – 8% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí, tử tuất.

– 1% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

– 1.5% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm y tế.

Như vậy, hàng tháng Mức đóng bảo hiểm cho người làm trong nhà nước là viên chức là 10.5% trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm.  

(2) Mức đóng bảo hiểm của đơn vị sử dụng người lao động là viên chức.  

Căn cứ theo quy định tại điều 5, điều 14, điều 18, điều 22 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì đơn vị sử dụng người lao động là viên chức cần phải đóng mức bảo hiểm sau đây:

– 14% trên quỹ tiền lương vào quỹ hưu trí, tử tuất.

– 3% trên quỹ tiền lương vào quỹ ốm đau, thai sản.

– 1% trên quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. – 3% trên quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm y tế.

– 0.5% trên quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, đơn vị đang sử dụng người lao động là viên chức hàng tháng phải đóng 21.5 trên quỹ tiền lương để tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm cho người làm trong nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:

“1. Tiền lương do Nhà nước quy định

1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.”

Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của đối tượng làm trong nhà nước là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và phụ cấp lương. Các khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm 3 khoản chính là: Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước bài viết sau:

Nếu còn vướng mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam