Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là hiện nay là bao nhiêu?
Em muốn đóng cho chồng BHXH tự nguyện để sau này có lương hưu về già, em ở Hải Dương. Cho em hỏi nếu bây giờ em muốn đóng thì thủ tục gồm những gì (chồng em làm nghề tự do); mức đóng tự nguyện tối thiểu là bao nhiêu 1 tháng? Và nay chồng em 34 tuổi phải đóng trong bao lâu để sau này được hưởng lương hưu?
- Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách tính lương hưu
- Có nên rút một lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối thiểu của NLĐ đóng BHXH tự nguyện
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
Liên quan đến vấn đề này bạn vui lòng tham khảo bài viết: Tham gia BHXH tự nguyện như thế nào?
Thứ hai, về mức đóng tối thiểu khi tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở”.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng đã lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 thì mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn hiện nay là 700.000 đồng. Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu mà chồng bạn có thể đóng sẽ là: 22% x 700.000 đồng = 154.000 đồng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về điều kiện hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:
…
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”.
Đối chiếu quy định trên thì chồng của bạn phải đóng được ít nhất 20 năm BHXH và đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và 55 tuổi 4 tháng đối với nữ trong năm 2021 thì sẽ được hưởng lương hưu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Phải đóng bảo hiểm tự nguyện bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu?
Đóng BHXH tự nguyện 5 năm 1 lần thì khi nào được nhận lương hưu?
Nếu còn vướng mắc về Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là hiện nay là bao nhiêu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty yêu cầu người lao động đóng toàn bộ tiền bảo hiểm khi nghỉ việc riêng
- Công ty nợ tiền không chốt sổ BHXH thì có nhận thai sản được không
- Giáo viên nữ nghỉ thai sản trùng nghỉ hè có được nghỉ bù không?
- Thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
- Vấn đề cấp lại thẻ bảo hiểm y tế năm 2023 có gì thay đổi không?