Mức đóng BHYT đối với nhóm do NLĐ và NSDLĐ đóng?
Cho em hỏi về vấn đề nhóm đối tượng tham BHYT theo người sử dụng lao động và người lao động đóng gồm những ai? Mức đóng và mức hưởng BHYT đối với nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng? Mong tổng đài giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn rất nhiều.
- Mức đóng BHYT cho người lao động làm việc ở công ty tư nhân
- Thẻ BHYT ở công ty có giá trị sử dụng từ khi nào và mức hưởng là bao nhiêu?
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối tượng tham BHYT theo người sử dụng lao động và người lao động đóng
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên thì nhóm đối tượng người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT sẽ bao gồm:
+) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
+) Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương;
+) Cán bộ, công chức, viên chức;
+) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, mức đóng BHYT đối với nhóm do NLĐ và NSDLĐ đóng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ đóng BHYT hàng tháng với mức 4,5% tiền lương tháng hoặc 4,5% mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này sẽ có mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ là 80% chi phí.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Giám đốc và người lao động nước ngoài có phải tham gia BHYT không?
Công ty chậm đóng BHYT cho người lao động thì bị xử phạt thế nào?