Mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia? Tôi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí của hộ nghèo. Vừa rồi tôi có kí hợp đồng với công ty có đóng cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Vậy khi đi khám chữa bệnh thì tôi sẽ được hưởng mức chi trả 100% của hộ nghèo hay 80% của người làm cho doanh nghiệp?
- Tham gia BHYT cho một người thuộc nhiều đối tượng tham gia?
- Quyền lợi BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT
- Mức đóng hàng tháng và mức tiền lương tối đa tháng đóng bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo”.
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về mức đóng và phương thức đóng:
” 2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này“.
Như vậy, bạn thuộc hai đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014. Và trong trường hợp này, bạn sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà bạn được xác định theo thứ tự quy định tại Điều 12 Luật này. Do đó, bạn phải tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng người lao động.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia:
” 2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”
Theo đó, khi bạn thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Và quyền lợi của hai đối tượng người lao động và người thuộc hộ nghèo được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”.
Như vậy, đối tượng người lao động khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 80% chi phí nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả còn người thuộc hộ nghèo được hưởng 100% chi phí. Vậy nên, khi khám chữa bệnh bạn được hưởng 100% viện phí.
Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi của người thuộc diện hộ nghèo, bạn cần nộp những giấy tờ có liên quan đến mức hưởng quyền lợi cao hơn (Bản sao có chứng thực). Sau đó, công ty nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội để điều chỉnh quyền lợi khám chữa bệnh (Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 610/………../THE)
Trên đây là bài viết về vấn đề mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có được chuyển đổi mã quyền lợi từ KC 2 thành DN 2 khi đi làm doanh nghiệp?
Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người nghèo
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì vướng mắc về mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc nhiều đối tượng tham gia, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
- Nghỉ việc tại doanh nghiệp có được hưởng chế độ thai sản không?
- Mức đóng BHXH cao nhất của giám đốc công ty TNHH là bao nhiêu?
- Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Xác định thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng Bảo hiểm 5 năm 7 tháng