19006172

Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật là bao nhiêu?

Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật là bao nhiêu?

Cho mình hỏi chị mình có BHYT dành cho người tàn tật muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh vào ở TP.HCM thì thủ tục như thế nào giúp mình với. Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật là bao nhiêu? Và trường hợp chị mình bị mất chứng minh thư nhân dân thì có được thay thế bằng giấy tờ khác không?



bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật

Tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Khoản 3 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý”.

Theo đó, người tham gia BHYT có quyền thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, để đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).

+) Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị.

Như vậy, để đăng kí thay đổi nơi khám chữa bệnh, chị của bạn cần chuẩn bị hồ sơ nêu trên. Thời gian nộp hồ sơ được thực hiện vào những ngày đầu tháng của mỗi quý. Nơi nộp hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ hai, mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật

Căn cứ theo quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014:

“a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;”

“2. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Theo đó, khi chị của bạn đến khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ ba, có bắt buộc phải xuất trình CMND khi đi khám chữa bệnh không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014:

“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.”

Như vậy, pháp luật không bắt buộc khi đi khám chữa bệnh bạn phải xuất trình chứng minh nhân dân. Thủ tục khi đến khám chữa bệnh là phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Trường hợp chưa có ảnh, bạn có thể xuất trình hộ chiếu, giấy phép lái xe, căn cước công dân,…

Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tàn tật.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->Đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu có phải mua lại thẻ BHYT

luatannam