Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi khám, chữa bệnh trái tuyến
Xin chào tổng đài tư vấn! Cho em hỏi về vấn đề mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi khám, chữa bệnh trái tuyến. Bảo hiểm y tế của em mua theo hình thức hộ gia đình và em mới được cấp thẻ BHYT 5 năm từ tháng 7 này ạ. Nếu như đi khám chữa bệnh trái tuyến mà vẫn đủ thời hạn 5 năm trở lên được hưởng quyền lợi như thế nào ạ. Xin cảm ơn!
- Mức chi trả BHYT 5 năm liên tục khi khám chữa bệnh
- Mức hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục khi nhập viện cấp cứu
- Tham gia BHYT 5 năm liên tục đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Đối với trường hợp của bạn về mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến”.
Theo quy định trên để có thể hưởng quyền lợi 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Khám chữa bệnh đúng tuyến;
– Có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm cộng dồn lớn hơn 6 tháng lương cơ sở ( Lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, cụ thể 8.940.000 đồng).
Do đó, bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến và có thẻ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục bắt đầu từ tháng 7/2019 nên bạn chưa được tính hưởng quyền lợi BHYT 5 năm liên tục. Vì vậy, trường hợp của bạn là đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng được quy định cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định :
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016”.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, do bạn tham gia BHYT theo hộ gia đình nên theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 mức hưởng của bạn là 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Vậy khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến mức hưởng của bạn như sau:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 32% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 48% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 80% chi phí khám, chữa bệnh;
Ngoài ra, khi khám chữa bệnh trái tuyến mà điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương thì bảo hiểm y tế không chi trả.
Trên đây là tư vấn cho câu hỏi về mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi khám, chữa bệnh trái tuyến. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Tham gia BHYT 5 năm liên tục có được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh?
Đổi thẻ BHYT trong trường hợp thời điểm hưởng từ đủ 5 năm liên tục
Nếu trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi khám, chữa bệnh trái tuyến; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Lao động nước ngoài bị sẩy thai, thai chết lưu sẽ được nghỉ bao lâu?
- Có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi bị gãy chân không?
- Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động được xác định như thế nào?
- Hưởng BHXH một lần khi chưa đủ 1 năm sau khi nghỉ việc được không?
- Mức chi trả bảo hiểm y tế của nạn nhân chất độc màu da cam