Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi khi điều trị trái tuyến trung ương?
Chào tổng đài tư vấn, tôi muốn hỏi về: Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi khi điều trị trái tuyến trung ương. Tôi muốn hỏi trường hợp sau: Con tôi dưới 6 tuổi không may bị lác nếu phải đi điều trị trái tuyến tại bệnh viện trung ương có được hưởng bảo hiểm y tế không, nếu được thì mức hưởng là bao nhiêu? Tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì cho con tôi đi chữa bệnh? Mong anh chị tư vấn giúp.
- Tiêm phòng dại cho trẻ dưới 6 tuổi có được bảo hiểm y tế chi trả?
- Điều trị mắt do bị lác có được bảo hiểm y tế chi trả không
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ dưới 6 tuổi khi khám bệnh không đúng tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi khi điều trị trái tuyến trung ương, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 :
“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi”
Theo đó, con bạn dưới 6 tuổi sẽ được hưởng bảo hiểm y tế khi điều trị lác.
Tiếp theo, căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 22: Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”
Như vậy, khi con bạn điều trị trái tuyến tại bệnh viện trung ương thì mức hưởng bảo hiểm y tế là 40% trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú. Đối với trường hợp điều trị ngoại trú thì sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, về giấy tờ cần chuẩn bị, căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định:
” Điều 28: Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định như sau:
“Điều 15: Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”
Như vậy, khi con bạn đi khám, chữa bệnh thì chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế của con bạn. Trong trường hợp con bạn chưa có thẻ BHYT thì bạn có thể xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của cháu để thay thế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trẻ dưới 6 tuổi điều trị cận thị có được chi trả bảo hiểm y tế?
Trẻ dưới 6 tuổi bị mất thẻ BHYT có được trả chi phí khám chữa bệnh?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi khi điều trị trái tuyến trung ương. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật?
- Có được đóng 1 lần cho 3 tháng còn thiếu để hưởng lương hưu?
- Quyền lợi về bảo hiểm của người lao động sau khi nghỉ việc
- Đi khám sức khỏe có được bảo hiểm y tế chi trả không?
- Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về Nghệ An phải làm thủ tục gì?