Mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT?
Trước đây tôi tham gia BHYT theo hộ gia đình cận nghèo khi đi chữa bệnh được bên bảo hiểm chi trả 95%, đợt này tôi đi làm người ta cấp cho tôi cái thẻ mới tôi và bắt tôi phải cắt cái thẻ gia đình đi nhưng bữa qua tôi mới đi chữa bệnh lúc ra thanh toán viện phí thì lại chỉ được hưởng có 80% như thế có đúng không ạ?Tôi hỏi bên công ty kêu tôi làm thủ tục chuyển quyền lợi từ mã DN4 lên DN3 thì em phải chuẩn bị những giấy tờ gì ạ?
- Thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì giải quyết thế nào?
- Thủ tục thay đổi mã quyền lợi bảo hiểm y tế
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Bên cạnh đó, theo Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”
Như vậy, theo quy định trên trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên và mức hưởng BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn khi đi làm ở công ty thì bạn sẽ tham gia BHYT theo đối tượng doanh nghiệp là 80% khi đi khám đúng tuyến. Do đó, để đảm bảo quyền lợi BHYT bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ để được hưởng mức hưởng 95%.
Thứ hai, thủ tục chuyển quyền lợi từ mã DN4 sang DN3 cần những giấy tờ gì?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 2. Cấu trúc mã thẻ BHYT
a) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
– DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.“
Mặt khác, theo quy định tại khoản 88 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung Phụ lục 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
88. Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Mục I Phụ lục 03
“7. Người thuộc hộ gia đình nghèo và hộ gia đình cận nghèo:
Hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh quyền lợi in trên thẻ BHYT gồm một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.
b) Xác nhận của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo theo kết quả rà soát thường xuyên (quy định tại Điều 5 Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH).”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì để làm thủ tục chuyển quyền lợi từ mã DN4 sang mã DN3 bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);
- Giấy tờ chứng nhận thuộc đối tượng hộ cận nghèo.
- Xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thuộc hộ gia đình cận nghèo.
Trên đây là bài viết về mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về mức hưởng BHYT khi thuộc nhiều đối tượng, bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Người có công với cách mạng được miễn phí tiền khám chữa bệnh không?
Hồ sơ điều chỉnh mã quyền lợi thẻ BHYT từ DN4 sang DN2
- Trường hợp không phải trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm
- Làm việc tự do và tham gia BHXH có được đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Có giấy hẹn tái khám có cần phải xin lại giấy chuyển tuyến không?
- Hồ sơ hưởng trợ cấp 1 lần đối với người ra nước ngoài để định cư mới nhất
- Cách thức nhận trợ cấp thất nghiệp