Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần khi có nhiều quá trình đóng
Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi đóng bảo hiểm xã hội hơn 12 năm 3 thángvà có nhiều quá trình đóng cả hệ số nhà nước và cả mức lương do người sử dụng lao động. Vậy thì cách tính BHXH 1 lần khi có nhiều quá trình đóng như thế nào mong anh chị hướng dẫn giúp em ạ, cụ thể:
Giai đoạn làm nhà nước: 10/2010 -3/2013: 1.86; 4/2013 – 3/2016: 2.06; 4/2016 – 8/2016: 2.26, phụ cấp nghề: 0.05; 9/2016-9/2016: 2.26, PC CV 01.5, PC nghề 0.05; 10/2016 – 3/2017: 2.46, PC CV 0.15, PC nghề 0.05; 4/2017 – 5/2017: 2.46, PC CV 01.5, PC nghề 0.06; 6/2017 – 3/2018: 2.46 PC nghề 0.06; 4/2018 – 3/2019: 2.46 PC nghề 0.07; 4/2019 – 12/2019: 2.66, PC nghề 0.08
Giai đoạn làm theo mức lương: 1-7/2020: 4.200.000 đồng; 8/2020-9/2020: 5.200.000 đồng; 10/2020 – 12/2020: 4.700.000 đồng; 1-12/2021: 4.700.000 đồng; 1-2/2022: 4.700.000 đồng; 3-3/2023: 4.500.000 đồng
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Đóng bảo hiểm 25 năm 4 tháng lãnh lương hưu bao nhiêu?
- Tính chế độ hưu trí khi đóng được 39 năm
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Hướng dẫn cách tính BHXH 1 lần khi có nhiều quá trình đóng, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần được tính theo công thức: Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương * Số tháng được hưởng BHXH 1 lần. Theo đó, mức bình quân tiền lương được tính theo Điều 62 Luật BHXH năm 2014 và áp dụng hệ số trượt giá, còn tính số tháng hưởng BHXH 1 lần được xác định theo Điều 60 Luật BHXH năm 2014. Do đó, trong trường hợp của bạn sẽ tính như sau:
Thứ nhất, tính số tháng hưởng BHXH một lần
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hưởng BHXH 1 lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định trên, bạn đóng được 12 năm BHXH trong đó có 38 tháng đóng BHXH (3 năm 2 tháng) trước năm 2014 tính hưởng: 1.5 tháng * 3 = 4.5 tháng (lẻ 2 tháng chuyển giai đoạn sau 2014); và 109 tháng đóng BHXH sau năm 2014 + 2 tháng trước 2014 là 111 tháng (9 năm 3 tháng) làm tròn là 9.5 năm tính hưởng 9.5 năm * 2 tháng = 19 tháng lương bình quân. Vậy, tổng bạn được nhận là 23.5 tháng lương bình quân.
Thứ hai, về tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính BHXH 1 lần
Căn cứ Khoản 3 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, đối với những người vừa có thời gian làm hưởng lương theo Nhà nước quyết định vừa có thời gian làm theo Chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Cụ thể, tính theo công thức sau:
Mbqtl | = |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
+ |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
+) Bình quân lương giai đoạn làm theo chế độ tiền lương do nhà nước quyết định;
+) Bình quân lương giai đoạn làm theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định;
Bình quân lương của toàn bộ quá trình đóng như sau: Mức lương bình quân: (173.583.000 + 369.504.057)/147 tháng = 3.694.497 đồng
Như vậy mức hưởng BHXH 1 lần của bạn = 23.5 tháng * 3.694.497 đồng = 86.820.679 đồng
Ngoài ra, về mức hưởng lương hưu khi có nhiều quá trình đóng BHXH, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Khi nghỉ khám thai thì cần giấy tờ gì để được nhận tiền trợ cấp?
- Sổ BHXH bị sai thông tin về ngày sinh thì có thể rút 1 lần được không?
- Chế độ hưu trí đối với lao động nam có thời gian đóng BHXH từ năm 1999
- Giải quyết BHTN khi nhận BHXH một lần được không?
- Công ty có phải đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian thử việc?