Mức hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm 20 năm
Hiện tại tôi đóng BHXH được 16 năm 11 tháng theo hệ số lương nhà nước (có file số liệu) và dự liệu tôi sẽ đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu với mức tiền tôi đang đóng vào là 4.367.000 đồng/tháng, bắt đầu đóng từ tháng 2/2023. Tôi sinh ngày 12/12/1969, tôi muốn tư vấn và đã thanh toán phí đây đủ (Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%):
- Nếu tôi đóng đủ 20 năm BHXH tức là tôi sẽ đóng thêm 3 năm 1 tháng với mức đóng như trên thì lương hưu tôi hưởng là bao nhiêu và số tiền tôi phải đóng là bao nhiêu?
- Nếu tôi đóng thêm 5 năm BHXH tự nguyện lúc đó là 21 năm 11 tháng (vừa đúng lúc nghỉ hưu) thì tôi sẽ được hưởng bao nhiêu lương hưu và số tiền tôi phải đóng?
Thời gian đóng tại nhà nước như sau:
Tháng 12/1993 – 12/1995: 1.46; Tháng 1/1996 – 12/1997: 1.58; Tháng 1/1998 – 10/1998: 1.7; Tháng 11/1998 – 12/1999: 1.64; Tháng 1-4/2020: Nghỉ thai sản;, Tháng 5/2020 – 10/2001: 1.84, Tháng 11/2001 – 10/2003: 1.94; Tháng 11/2003-09/2004: 2.06; Tháng 10/2004-12/2004: 2.75, Tháng 1/2005-12/2006: 2.66, Tháng 1/2007-12/2009: 3.1; Tháng 1/2010-10/2010: 3.68
Bài viết liên quan:
- Tính lương hưu khi đóng Bảo hiểm 22 năm
- Đóng bảo hiểm 25 năm 4 tháng lãnh lương hưu bao nhiêu?
- Tính chế độ hưu trí khi đóng được 39 năm
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Mức hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm 20 năm, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 57 Luật BHXH năm 2014 thì công thức tính lương hưu của người lao động sẽ dựa trên mức bình quân lương và tỷ lệ % hưởng lương hưu. Do đó, trước khi tính lương hưu cần tính mức bình quân lương và tỷ lệ % hưu trí như sau:
1. Tính mức lương bình quân:
Căn cứ Khoản 3 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 thì do chị vừa có thời gian làm việc theo hệ số lương (nhà nước) vừa có thời gian đóng theo mức lương (đóng BHXH tự nguyện) nên khi tính bình quân tiền lương sẽ tính theo công thức sau: (tổng lương nhà nước + tổng lương tư nhân)/số tháng đóng BHXH= lương bình quân.
a. Tính tổng lương trong giai đoạn làm việc nhà nước
Như thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc hưởng lương theo hệ số từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2010. Do đó, căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 thì tính bình quân lương của 5 năm cuối giai đoạn nhà nước. Cụ thể, theo bảng tính dưới đây:
Tổng thời gian bạn công tác trong khối nhà nước từ tháng 12/1993 – 10/2010 là 203 tháng. Vậy, tổng tiền lương làm trong nhà nước là; 203 tháng * 5.569.200 đồng = 1.130.547.600 đồng.
b. Tính tổng lương giai đoạn làm theo mức lương (đóng BHXH tự nguyện)
Như thông tin bạn cung cấp, bạn đang đóng BHXH tự nguyện với mức hằng tháng là: 4.367.000 đồng và khi đóng tự nguyện bạn được nhà nước hỗ trợ 33.000 đồng/tháng. Vậy tổng số tiền bạn đóng vào là: 4.400.000 đồng, suy ra mức lương làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của bạn là: 22.000.000 đồng/tháng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 79 Luật BHXH năm 2014 thì khi đóng BHXH tự nguyện thì tính bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Do bạn đang phân vân 02 trường hợp là đóng thêm 3 năm 1 tháng để tròn 20 năm BHXH hoặc đóng 5 năm đến khi đủ tuổi về hưu là được 21 năm 11 tháng. Vậy, với 2 trường hợp này thì mức lương sẽ như sau:
Trường hợp 01: Đóng thêm 3 năm 1 tháng để đủ 20 năm hưởng BHXH hưu trí. Khi đó, tổng mức lương sẽ là: 37 tháng * 22.000.000 đồng = 814.000.000 đồng.
Số tiền bạn đóng vào là: 4.367.000 đồng/tháng * 37 tháng = 161.579.000 đồng
Trường hợp 02: Đóng thêm 5 năm đến lúc nghỉ hưu thì tổng thời gian đóng BHXH là 21 năm 11 tháng. Khi đó, tổng mức lương sẽ là: 60 tháng * 22.000.000 đồng = 1.320.000.000 đồng.
Số tiền bạn đóng vào là: 4.367.000 đồng/tháng * 60 tháng = 262.020.000 đồng
c. Tính bình quân tiền lương cho toàn bộ quá trình đóng BHXH
Trường hợp 01: Bình quân lương toàn bộ quá trình đóng là 20 năm;
Khi đó, công thức tính bình quân là: (1.130.547.600 + 814.000.000)/(37+203) = 8.102.282 đồng/tháng.
Trường hợp 01: Bình quân lương toàn bộ quá trình đóng là 21 năm 11 tháng;
Khi đó, công thức tính bình quân là: (1.130.547.600 + 1.320.000.000)/(60+203) = 9.317.671 đồng/tháng.
2. Tính tỷ lệ hưởng lương hưu.
Căn cứ theo Điều 57 Luật BHXH năm 2014 quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu thì đối với lao động nữ, đóng 15 năm đầu sẽ hưởng 45%, sau đó cứ đóng thêm 1 năm sẽ được hưởng 2%. Vậy, có 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 01: Tổng thời gian đóng BHXH của bạn là 20 năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 55%;
Trường hợp 02: Tổng thời gian đóng của bạn là 21 năm 11 tháng thì tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 59%.
3. Mức hưởng lương hưu của bạn
Trường hợp 01: Tổng thời gian đóng 20 năm BHXH, bạn sẽ được hưởng 55% * mức bình quân lương = 55% * 8.102.282 = 4.456.255 đồng/tháng
Trường hợp 02: Tổng thời gian đóng 21 năm 11 tháng BHXH, bạn sẽ được hưởng 59% * mức bình quân lương = 59% * 9.317.671 = 5.497.426 đồng/tháng
Bạn sinh ngày 12/12/1969 và căn cứ vào Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì bạn sẽ được về hưu khi bạn đủ 57 tuổi vào tháng 1/2027.
Kết luận:
– Nếu bạn đóng thêm 3 năm 1 tháng cho đủ 20 năm BHXH, thì bạn sẽ phải đóng 161.579.000 đồng và được hưởng lương hưu với mức là: 4.456.255 đồng/tháng
– Nếu bạn đóng thêm 5 năm cho đủ 21 năm 11 tháng BHXH, thì bạn sẽ phải đóng 262.020.000 đồng và được hưởng lương hưu với mức là: 5.497.426 đồng/tháng
Nếu còn vướng mắc về: Mức hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm 20 năm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Năm 2023 có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?
- Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu
- Bị bệnh nghề nghiệp thì được nhận tiền trợ cấp hay tiền bồi thường của công ty?
- Cách tính tiền BHXH 1 lần khi hưởng trong năm 2023
- Địa điểm nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần quy định ở đâu?